16 metrics quan trọng của Startup

Nếu bạn làm business, hoặc cụ thể hơn là đang khởi nghiệp (startup), chắc hẳn bạn đã biết các chỉ số (metrics) rất quan trọng trong việc thể hiện startup của bạn đang tốt hay xấu, có đang phát triển hay không. Andreessen Horowitz (hay với tên khác  A16Z) là một quỹ đầu tư mạo hiểm rất có tiếng vừa chia sẻ 1 bài viết cực hay  16 Startup Metrics, liệt kê ra những chỉ số chiến lược (key metrics) mà các nhà đầu tư luôn quan tâm, tuy nhiên các bạn làm khởi nghiệp thường hay hiểu sai.

Nếu bạn nghĩ mình đã biết 16 metrics này, hãy thử test lại trước khi đọc bài 16 Startup Metrics nhé:

  1. Bookings vs. revenue
  2. Recurring revenue vs. total revenue
  3. Gross profit
  4. Total contract value vs. annual contract value
  5. Lifetime value
  6. Gross merchandise value vs. revenue
  7. Unearned or deferred revenue … and billings
  8. Customer acquisition cost … blended vs. paid, organic vs. inorganic
  9. Active users
  10. Month-on-month growth
  11. Churn
  12. Burn rate
  13. Downloads
  14. Cumulative charts (vs. growth metrics)
  15. Chart tricks
  16. Order of operations

Nếu bạn đang làm, hoặc sẽ tính làm startup, thì nên trang bị cho mình kiến thức về những metrics này nhé, quan trọng đấy.

Một bài viết khác về Metrics cũng rất hay là Startup Metrics for Pirates: AARRR! của Dave McClure (hoặc Slideshare)

Bên cạnh đó, nếu bạn nghĩ có những metrics quan trọng nào khác mà ko nằm trong list 16 cái trên thì hãy cùng thảo luận bên dưới.

Vì sao 1 startup thành công?

Trong mấy năm vừa rồi làm việc rất là nhiều với startups, cũng nghiên cứu thông tin thế giới về những startup thành công và thất bại,  câu hỏi tôi luôn đặt ra là “Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công của 1 startup, và yếu tố nào quan trọng nhất?”. Vừa rồi phát hiện ra bài chia sẻ trên TED của Bill Gross, tôi nghĩ đây là 1 phần câu trả lời cho câu hỏi trên.
Bill Gross là founder của IdeaLab – một incubator khá nổi tiếng chuyên tập trung vào những startup với ý tưởng mới.
Theo Bill Gross, có 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến thành công và thất bại của startup sau khi “ngâm cứu” khoảng 200 công ty khác nhau thuộc IdeaLabs và những startup nổi tiếng khác nhau như Instagram, AirBnb, Uber, …
– Ideas – Ý tưởng: mọi startup đều bắt đầu bằng 1 ý tưởng, hay gọi 1 cách khác là 1 giải pháp cho vấn đề mà người dùng đang gặp phải. Có rất nhiều startup có ý tưởng cực hay và “disruptive” (có tính đột phá).
– Team – Con người: dù ý tưởng có tốt bao nhiêu mà team ko đủ khả năng hoặc không làm việc với nhau tốt thì cũng không thể  đưa startup đến thành công được.
– Business Model – Mô hình kinh doanh: hay là cách mà công ty sẽ kiếm tiền, phát triển khách hàng và mở rộng. Một mô hinh kinh doanh phù hợp là rất cần thiết để startup thành công.
– Funding – Đầu tư: để có những bước tiến nhảy vọt, việc startup nhận được đầu tư là cực kỳ cần thiết để phát triển nhanh và mạnh mẽ.
– Timing – Thời điểm: startup ra đời và đưa ra sản phẩm có đúng thời điểm hay có được “thiên thời địa lợi nhân hòa” hay không cũng ảnh hưởng đến khả năng thành công.
Thật bất ngờ, theo Bill Gross thì Timing là yếu tố quan trọng nhất để 1 startup có thể thành công rực rõ. Những yếu tố còn lại cũng quan trọng nhưng nếu không có timing phù hợp thì khả năng thành công thấp hơn rất nhiều, ví dụ như pets.com, togo.com, … Với hơn vài trăm công ty mà Bill Gross dùng làm dữ kiện phân tích thì điều này có vẻ khác chính xác. Tất nhiên là mọi người có thể tranh cãi về cách phân tích, đo lường, nhưng với độ chính xác tương đối của nó, tôi nghĩ là khá đủ để đánh giá và phân tích cho những trường hợp khác.
Với TGM và SSS – hai startup mà tôi từng sáng lập – Timing đúng thật là có 1 tầm quan trọng không nhỏ trong việc thành công đến ngày hôm nay. Tuy nhiên có phải là yếu tố quan trọng nhất hay không thì chưa có đủ dữ kiện để xác nhận. Tương tự những startup khác ở VN cũng đang trong thời kỳ đi lên thôi, cũng chưa có trường hợp nào đủ các thông tin cần thiết. Tuy nhiên với những gì Bill Gross chia sẻ, hãy bắt đầu quan sát theo dõi những startup hiện tại và sắp tới tại Việt Nam xem điều này có đúng không.
Còn bạn, bạn có đồng ý với cách đánh giá này không? Hoặc bạn có ví dụ nào có thể chứng minh hoặc phản biện thì hãy cùng thảo luận nhé.

Bùng nổ cơ hội mới với Marketing Technology

Trong những mảng Tech đang phát triển ào ạt gần đây, mọi người thường đổ xô về những mảng hấp dẫn như Wearable, Big Data, Sharing Economy, EdTech, Internet of things, … Nhưng còn có 1 mảng công nghệ nữa đang phát triển cực kỳ bùng nổ là Marketing Technology. Đơn giản vì 2 lý do:

  1. Như John Wanamaker đã từng nói “Half the money I spend on marketing is wasted; the trouble is, I don’t know what half”. Với sự chuyển dịch các hoạt động marketing từ offline lên online cộng với sự phổ biến của những nền tảng công nghệ mới dành cho người dùng mới smartphone, tablet, wearable, .. thì sự đầu tư vào Marketing Technology càng lúc càng được chú trọng.
  2. Các Marketer luôn tìm cách để tiếp cận đến khách hàng bằng mọi cách, mọi lúc và mọi nơi. Hơn nữa nhu cầu muốn biết khách hàng thích gì, muốn gì, cũng như đã làm gì, đang làm gì của các doanh nghiệp là động lực thúc đẩy những công ty đang làm Marketing Technology càng lúc càng “hăng máu” hơn để phát triển những công nghệ của họ theo hướng hiệu quả hơn, phủ rộng hơn và thông minh hơn.

Một ví dụ đơn giản về những công ty trong mảng Marketing Tech trên các sàn chừng khoán Mỹ tăng đều đặn doanh thu trong những năm vừa rồi

  • Constant Contact (NASDAQ:CTCT) – dịch vụ Email Marketing
    2014 – $332 million
    2013 – $285 million
    2012 – $252 million
  • HubSpot (NYSE:HUBS) – dịch vụ CRM & Marketing Automation
    2014 – $116 million
    2013 – $78 million
    2012 – $52 million
  • Marketo (NASDAQ:MKTO) – dịch vụ Marketing Automation
    2014 – $150 million
    2013 – $96 million
    2012 – $58 million

Chỉ với 3 công ty trên, trong năm vừa rồi đã đem lại US$236 triệu doanh thu cho mảng Marketing Tech tại Mỹ. Hơn nữa nó còn kéo theo 1 loạt những cơ hội mới và điều kiện cho những startup nhỏ hơn nhảy vào thị trường này để lấp đầy những thị trường niche khác.

Hơn nữa, Gartner cũng có nhận định rằng: Đến năm 2017, chi tiêu dành cho IT của CMO sẽ vượt qua cả CIO. Tức là số tiền đầu tư công nghệ của Marketing sẽ còn nhiều hơn cả số tiền đầu tư cho những mảng IT thông thường khác. Và khi chi tiêu của những công ty lớn thay đổi như vậy thì cơ hội cho những nhà cung cấp dịch vụ thuộc mảng Marketing Technology càng bùng nổ hơn nữa.

Và đây là landscape của Marketing Technology trong năm 2015, được thống kê bởi ChiefMarTech Blog.

Marketing Technology Landscape 2015

Link để tải file gốc (tham khảo từ blog ChiefMarTech)

Marketing Technology Landscape — Hi-Res PNG (2800x2100px, 6.5MB)

Marketing Technology Landscape — Hi-Res PDF (22.5MB)

Tóm lại, cơ hội rất nhiều ở US và thế giới. Còn ở Vietnam thì sao? Liệu có startup nào đang làm Marketing Technology nắm bắt được làn sóng này? Hiện giờ đang thấy có HaravanBeeketing, HiSella, CognitoCRM, … và còn ai nữa? Và ai sẽ trở thành “Winner” trong vòng 1-2 năm tới?

Nếu bạn đang dấn thân vào mảng Marketing Technology này hoặc là người đang đứng ở vai trò Marketing Technologist của công ty mình, tôi rất vui nếu được làm quen và lắng nghe chia sẻ góc nhìn của bạn.

9 phẩm chất quý giúp team startup thành công

Ai cũng hiểu làm startup rất khó, do đó cần những người có tính cách đặc biệt mới giúp startup thành công được. Dựa theo phân tích của David Cumming Sam Wheller, có 9 phẩm chất rất đặc trưng của những thành viên xuất sắc trong những team startup:

  1. Chào đón sự không rõ ràng – Flourish with ambiguity.
  2. Yêu thích sự thay đổi liên tục – Love constant change.
  3. Cảm nhận được mình đang theo đuổi 1 nhiệm vụ cao cả – Feel as if they are on a mission.
  4. Thoải mái khi bị người khác hiểu lầm – Comfortable being misunderstood.
  5. Có thể ra quyết định và hành động nhanh chóng – Can make decisions and move quickly.
  6. Sẵn sàng bỏ những niềm tin cũ sau khi đã được chứng tỏ là sai – Willing to discard prior beliefs when proven wrong.
  7. Luôn tìm cách thuê những người thông mình và giỏi hơn mình – Always try to hire smarter and better employees.
  8. Không bao giờ bỏ cuộc, nhưng biết khi nào nên để lại mọi thứ sau lưng – Don’t give up, but know when to move on.
  9. Luôn nghĩ mình là người kiến tạo cái mới – Think of themselves as builders.

Sau hơn 6 năm build những team startups khác nhau, khi nhìn vào list này tôi không kiềm lại được sự hào hứng của mình khi thấy quá đúng. Những phẩm chất trên đôi khi khó định nghĩa, khó phân biệt và cũng khá là khó tìm kiếm ở những bạn trẻ Việt Nam. Nhưng khi họ có những phẩm chất trên thì thật tuyệt vời vì họ sẽ giúp cho startup hay công ty của bạn có thể đi rất nhanh và rất xa.

Câu hỏi ở đây là: “Liệu bạn có đủ tốt, đủ giỏi để những người có những phẩm chất trên chịu đi theo mình không?”, và tất nhiên bạn ít ra cũng phải có những phẩm chất đó.

Hi vọng khi nào có thời gian nhiều hơn tôi có thể chia sẻ sâu hơn góc nhìn của mình.

Phần 2: Customer Development – So sánh với Product Development

Bạn có thể tham khảo phần 1: Customer Development là gì?

So sánh giữa Customer Development vs. Product Development

Cho đến hiện giờ, hầu hết các công ty đều đi theo hướng Product Development. Tức là tập trung vào phát triển sản phẩm của mình trước, song song đó xây dựng đội ngũ Sale và Marketing để chờ sẵn và Launch.

Mô hình của Product  Development (Phát triển sản phẩm) sẽ giống như vậy:

Product Development Process Chart
Trích từ: Customer Development Methodology – Steve Blank

Ghi chú: FCS = First Customer Ship (triển khai cho khách hàng đầu tiên)

Continue reading “Phần 2: Customer Development – So sánh với Product Development”

Customer Development là gì?

Từ khi bắt đầu phát triển sản phẩm ở Silicon Straits Saigon (SSS), tôi nhận ra 1 vấn đề nan giải là những kiến thức Marketing tôi tự học được và trải nghiệm ở TGM cũng như từ chương trình MBA đều có gì đó không ổn khi ứng dụng vào những sản phẩm mới cho SSS. Vấn đề nằm ở chỗ là có quá nhiều ẩn số cho việc xây dựng 1 chiến lược Marketing và Sales hiệu quả cho 2 dịch vụ Software-As-A-Service (SaaS) dành cho doanh nghiệp mà SSS đang phát triển. Ẩn số nằm ở chỗ: đối tượng khách hàng là ai? sản phẩm này giải quyết được vấn đề cốt lõi gì cho họ? họ quan tâm nhất đến những tính năng nào? sản phẩm này cần gì để khách hàng có thể bỏ ra vài triệu mỗi tháng để sử dụng? … và hàng loạt câu hỏi khác.

Kiến thức Marketing thông thường sẽ ứng dụng rất tốt cho những gì đã rõ ràng: sản phẩm rõ ràng, thị trường rõ ràng, cách bán hàng rõ ràng, … Còn đằng này, sản phẩm vẫn đang phát triển, thị trường tuy không mới nhưng vẫn còn nhiều thứ cần phải “educate”, tính năng cũng như hiệu quả đem lại cũng chưa xác định được chính xác.

Hơn nữa, mặc dù đã đọc và nghiên cứu nhiều về Lean Startup. Nhưng tôi vẫn thấy thiếu cái gì đó ở phía trước. Lean Startup chỉ giúp trả lời phần phát triển và thử nghiệm sản phẩm. Nhưng làm sao để tiếp cận khách hàng, để hiểu khách hàng, để biết được phải phát triển những tính năng nào trước, tính năng nào sao? Có quá nhiều câu hỏi!

May mắn thay cách đây vài tháng tôi bắt đầu nghe PodCast trên iTunes, và 1 trong những Channels tôi nghe được là Customer Development của Steve Blank. Từ đó tôi được nghe nhiều về Customer Development Process và cuối cùng tôi cũng tìm đọc quyển có thể được coi là kinh điển dành cho startup: The Four Steps To The Epiphany – Success Strategy For The Products That Win.

4 Steps To The Epiphany

Quyển sách này mở ra khái niệm về Customer Development Process và nó giúp trả lời cho hàng loạt câu hỏi ở trên. Hơn nữa khi ứng dụng vào chính việc phát triển và đưa những sản phẩm của SSS ra thị trường, thì mọi thứ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết!

Như vậy chính xác Customer Development là gì?

Continue reading “Customer Development là gì?”

Câu chuyện dài kỳ: Phát triển dịch vụ SaaS ở VN (P1)

Khi đi giới thiệu CEMSSimpleIMS, phát hiện ra chưa nhiều người hiểu SaaS là gì. Thật ra cũng không phải phát hiện ra, đã dự đoán được trước. Tuy nhiên không dễ để giải thích 1 khái niệm mà chưa nhiều công ty trên thị trường đi theo.

Vấn đề lớn nhất vẫn là an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Ai cũng muốn “mua đứt”, lấy “license”, tự host hệ thống. Cũng dễ hiểu thôi vì doanh nghiệp nào cũng lo lắng dữ liệu của họ sẽ bị lọt ra ngoài, bị ăn cắp, bị lợi dụng.

Loay hoay nghiên cứu thêm về việc giải thích vụ an toàn bảo mật dữ liệu của SaaS cho khách hàng thì thấy được topic này trên Quora, có mấy câu hỏi thấy “y chóc”:

 

– how can you guarantee my data won’t be shared with other users of your system?

– how can you guarantee my data won’t be transferred to other jurisdictions without my permission?

– how will you compensate me if my data is stolen as a result of a failure in your service?

– what measures have you taken to avoid my data being stolen?

– what measures have you taken to protect access to (my part) of the system?

– what are your emergency response procedures?

– are there any precedents for my company (or competitors) using a similar service?

– how can you make sure unauthorized individuals don’t get access to my system or my data?

 

Vẫn chưa biết trả lời sao cho tốt nhất, thôi đi nghiên cứu tiếp vậy.

Bài đầu tiên của series, để ngỏ với rất nhiều câu hỏi.

 

 

Silicon Straits Saigon

21/05/2014.

Mới đó mà đã tròn 1 năm cho Silicon Straits Saigon (SSS). Đây là sinh nhật theo “khai sinh” (tức giấy phép kinh doanh), mặc dù mọi thứ đã được khởi động từ tháng 3/2014, và cũng đến tháng 7/2014 mới chính thức về với ngôi nhà hiện giờ.

Note này ghi nhanh lại để đánh dấu 1 năm đầu tiên đầy ý nghĩa của SSS và chính bản thân tôi.

SSS - Work Hard Play Harder

Một trong những tấm hình hiếm hoi đủ mọi người Mặc dù thích tự sướng nhưng có vẻ hình nhân viên trước giờ chụp hơi ít. Nên cần được xem xét lại!

Silicon Straits Saigon Team

 

Clip kỷ niệm 1 năm do chính các bạn Pirates tại SSS làm, tôi chỉ được diễn vai phụ

[iframe src=”//www.youtube.com/embed/6m6S1mtwsXs” width=”80%” height=”400″]

Và đây là biểu thị của số lượng nhân viên tại công ty trong 1 năm qua. Khá là bất ngờ khi nhìn thấy đồ thị này!

SSS Team Growth

Xin kết bằng 1 câu từ bài viết kỉ niệm 1 năm của Kent Nguyễn, người cộng sự đã gắn bó cùng tôi hơn 5 năm qua 2 start-up vừa qua: ” …at one point we were surprised ourselves to realise we have grown so much without messing up the team spirit. “. Đây cũng chính là điều làm tôi tự hào nhất: Growth without killing your own culture and spirit.