Roles – cách tối ưu hóa công việc của nhân viên

Trong một công ty luôn có những chức danh (Title) khá rõ ràng như CEO, Product Manager, Marketing Lead, … với JD (Job Description – mô tả công việc) cũng khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên điều thường hay thiếu được định nghĩa là Roles (vai trò) của từng cá nhân trong công ty đối với những mảng công việc mà họ phụ trách. Nói một cách khác, trong JD của mỗi người thường chứa những Roles khác nhau trong đó, và các Roles thường đòi hỏi cách thức làm việc cũng rất khác.

Sau đây là một vài kiểu Roles:

  • Builder: là người build (xây dựng) nên hệ thống và quy trình
  • Operator: là người vận hành các hệ thống và quy trình do Builder xây nên
  • Creator: là người tạo ra các nội dung, sản phẩm (thông thường cũng tận dụng hệ thống của builder)
  • Editor: là người chỉnh sửa và xác nhận nội dụng do Creator tạo ra.
  • Manager: là người quản lý, đánh giá, thúc đẩy những cá nhân khác để làm đúng vai trò của họ.

Ví dụ:

  • Một trong những vai trò của Marketing Manager sẽ là xây dựng quy trình truyền thông trên mạng xã hội, để cho bạn Marketing Executive dựa vào và vận hành nó. Tất nhiên Marketing Manager cũng sẽ thỉnh thoảng tham gia quá trình vận hành này để hiểu nó và cải tiến quy trình. Ngoài ral chưa chắc Marketing Manager là Creator mà có thể là bạn Content Executive làm vai trò nay để tạo ra những nội dung cần thiết.
  • CEO có vai trò Builder cho hệ thống toàn công ty, cũng như thường với các startup founder là người Builder cho sản phẩm dịch vụ. CEO cũng thường làm vai trò Manager để nhìn nhận kết quả công việc của các thành viên hoặc các phòng ban, để từ đó bổ sung thêm người, thay người hoặc chuyển đổi nhân sự cho các vai trò khác nhau

Bên cạnh đó, khái niệm hệ thống hay quy trình trong một công ty cần được hiểu nghĩa rộng. Có thể công ty bạn chưa có quy trình chính thức, không có nghĩa là bạn đang không có quy trình. Đơn giản là những bước bạn cần làm để thực hiện một công việc đã là 1 quy trình. Các công cụ hỗ trợ bạn thực hiện nó kể cả như Word và Excel hay email cũng đã là 1 hệ thống. Chỉ khi nghĩ như vậy bạn mới có thể cải tiến và phát triển nó, thay vì chấp nhận mọi thứ đã được an bài.

Như vậy thì Roles này giúp ích được gì?

Nếu bạn hiểu Roles này giống như những cái nón bạn đội lên khi thực hiện các tác vụ khác nhau sẽ giúp bạn đổi “mode” làm việc. Bạn không thể dùng chung 1 phong cách làm việc cho cả Builder và Operator được. Khi là Builder thì bạn phải tập trung vào xây dựng các thành phần của hệ thống hoặc các bước của quy trình để kết nối, cải tiến, và hoàn chỉnh nó. Trong khi là Operator nhiệm vụ của bạn là tập trung vào các bước đã được vạch ra để làm cho đúng, chính xác và hiệu quả nhất.

Do đó không phải JD của bạn chỉ là Executive thì bạn chỉ là Operator. Tất cả mọi người đều được nên khích lệ để làm Builder, cùng nhau xây dựng, cải tiến các hệ thống và quy trình trong công ty. Chỉ khi đó công ty mới không ngừng đổi mới và phát triển nhanh nhất có thể.

Còn bạn thì sao? bạn có thấy còn những Roles nào khác trong một công ty không?

Chọn cho mình một môi trường tốt nhất để phát triển

Cách đây đúng 3 năm tôi post đoạn này lên Facebook và được Facebook Memories nhắc lại:

“We tend to massively underestimate the compounding returns of intelligence. As humans, we need to solve big problems. If you graduate Stanford at 22 and Google recruits you, you’ll work a 9-to-5. It’s probably more like an 11-to-3 in terms of hard work. They’ll pay well. It’s relaxing. But what they are actually doing is paying you to accept a much lower intellectual growth rate. When you recognize that intelligence is compounding, the cost of that missing long-term compounding is enormous. They’re not giving you the best opportunity of your life. Then a scary thing can happen: You might realize one day that you’ve lost your competitive edge. You won’t be the best anymore. You won’t be able to fall in love with new stuff. Things are cushy where you are. You get complacent and stall. So, run your prospective engineering hires through that narrative. Then show them the alternative: working at your startup.” – Stephen Cohen, co-founder of Palantir.

Khi tôi ngẫm nghĩ lại càng thấm thía hơn với thông điệp này, nhất là sau gần 3 năm với Silicon Straits.

Thời điểm status này được post lên là khi tôi bắt đầu TGM Tech với Kent Nguyễn và team lúc đó chỉ có 3-4 người, đang loay hoay tìm hướng đi. Đúng 3 năm sau, TGM Tech đã trở thành Silicon Straits Saigon và team đã vượt mức 60 người (với hơn 20 người đã từng join). Thông điệp trên vô tình là kim chỉ nam cho những gì tôi làm tại SSS, mà thật ra đến gần đây tôi mới thật sự hiểu rõ.

Đối với gần 200 bạn tôi đã phỏng vấn, cũng như những bạn đang làm tại SSS, tôi “sell” SSS với các bạn bằng một thông điệp đơn giản: “SSS giống như 1 cái lò luyện thi vậy, có rất nhiều đề bài (Problems) để các bạn giải. Cũng giống như khi đi học, bạn giải nhiều đề khó thì skills bạn sẽ lên, kinh nghiệm của bạn sẽ được tích lũy. Do đó các bạn tại SSS có cơ hội được “grow” nhanh kinh khủng vì các bạn có thể học được thông qua việc giải quyết những vấn đề hóc búa trong việc xây dựng sản phẩm. Các bạn vào SSS ko phải để làm 1 programmer mà được train thành Product Builder, thông qua việc thật sự được build những sản phẩm khác nhau. Đây cũng sẽ là cơ hội của bạn nếu bạn join SSS.”

Đó không chỉ là việc sell, mà nó là việc thật sự đang diễn ra tại SSS hàng ngày. Nhìn những bạn chỉ trong chưa tới 1 năm grow lên level experienced của từng mảng, thật sự là việc tôi cảm thấy tự hào nhất khi xây dựng nên SSS này. Nó đúng nghĩa của “compounding returns of intelligent” như Stephen Cohen đã chia sẻ. Hơn hết, bản thân tôi cũng được giải rất nhiều đề bài khác nhau về việc xây dựng công ty, phát triển con người, xây dựng tổ chức, vận hành doanh nghiệp và hàng tá những kiến thức khác về quản lý. Tất cả chỉ trong 3 năm ngắn ngủi.

Do đó, nếu bạn đọc được bài này, tôi có 1 lời khuyên cho bạn: Hãy tìm kiếm cho mình những môi trường cho bạn được nhiều problems để bạn solve và để bạn phát triển. Có thể nó sẽ rất khó, rất mệt, rất đuối và không đem lại cho bạn nhiều tiền. Nhưng đây là cách hiệu quả nhất bạn sử dụng tuổi trẻ của mình, đặc biệt là trong giai đoạn 22-30 tuổi của bạn

Chúc bạn thành công.

9 phẩm chất quý giúp team startup thành công

Ai cũng hiểu làm startup rất khó, do đó cần những người có tính cách đặc biệt mới giúp startup thành công được. Dựa theo phân tích của David Cumming Sam Wheller, có 9 phẩm chất rất đặc trưng của những thành viên xuất sắc trong những team startup:

  1. Chào đón sự không rõ ràng – Flourish with ambiguity.
  2. Yêu thích sự thay đổi liên tục – Love constant change.
  3. Cảm nhận được mình đang theo đuổi 1 nhiệm vụ cao cả – Feel as if they are on a mission.
  4. Thoải mái khi bị người khác hiểu lầm – Comfortable being misunderstood.
  5. Có thể ra quyết định và hành động nhanh chóng – Can make decisions and move quickly.
  6. Sẵn sàng bỏ những niềm tin cũ sau khi đã được chứng tỏ là sai – Willing to discard prior beliefs when proven wrong.
  7. Luôn tìm cách thuê những người thông mình và giỏi hơn mình – Always try to hire smarter and better employees.
  8. Không bao giờ bỏ cuộc, nhưng biết khi nào nên để lại mọi thứ sau lưng – Don’t give up, but know when to move on.
  9. Luôn nghĩ mình là người kiến tạo cái mới – Think of themselves as builders.

Sau hơn 6 năm build những team startups khác nhau, khi nhìn vào list này tôi không kiềm lại được sự hào hứng của mình khi thấy quá đúng. Những phẩm chất trên đôi khi khó định nghĩa, khó phân biệt và cũng khá là khó tìm kiếm ở những bạn trẻ Việt Nam. Nhưng khi họ có những phẩm chất trên thì thật tuyệt vời vì họ sẽ giúp cho startup hay công ty của bạn có thể đi rất nhanh và rất xa.

Câu hỏi ở đây là: “Liệu bạn có đủ tốt, đủ giỏi để những người có những phẩm chất trên chịu đi theo mình không?”, và tất nhiên bạn ít ra cũng phải có những phẩm chất đó.

Hi vọng khi nào có thời gian nhiều hơn tôi có thể chia sẻ sâu hơn góc nhìn của mình.