Marketing Technologist, bạn là ai?

Marketing Technologist as Neo from Matrix

Từ hồi bắt đầu nghiên cứu Marketing Technology từ 2012 đến giờ nhìn lại, ngành này đang phát triển như vũ bão luôn. Dẫn theo vai trò của bạn Marketing Technologist trở nên càng ngày càng quan trọng. Theo thống kê, gần như các top công ty hiện tại đều có những người làm vai trò này với nhiều title khác nhau.

Tuy nhiên ở Việt Nam, khái niệm này cũng đang còn xa lạ. Cho nên mình hi vọng có thể giúp chia sẻ một loạt những bài viết giải thích về vai trò và công việc của Marketing Technologist. Từ đó sẽ có nhiều bạn đang có chuyên môn hơi bị “mixed” giữa Marketing và IT có thể đầu tư cho mình một hướng đi cực kỳ tiềm năng sau này.

rise-marketing-technologist
Sự trỗi dậy của Marketing Technologist. Nguồn: hillmediagroup.com

Vậy Marketing Technologist là ai?

Marketing Technologist là người đứng giữa Marketing và IT (mặc dù hơi nghiêng về Marketing hơn). Đây sẽ là người thúc đẩy việc ứng Technology vào trong các hoạt động Marketing, đồng thời cũng là người giúp cho quá trình Digital Business Transformation (chuyển hóa kỹ thuật số trong kinh doanh) trong doanh nghiệp được diễn ra nhanh hơn.

Tại sao xuất hiện vai trò này?

Do trong 5 năm gần đây, consumer marketing technology – những công nghệ để giúp marketing đến người tiêu dùng – phát triển bùng nổ. Lý do là người tiêu dùng ngày này bắt đầu sử dụng mạng xã hội, mobile app, wearable, .. và càng lúc càng nhiều công nghệ khác nhau trong cuộc sống của họ. Khi đó nếu các công ty không dùng công nghê để đuổi theo và tiếp cận những nền tảng mới mà người dùng đang hoạt động thì sẽ càng lúc càng không phù hợp nữa.

Ví dụ: ngày nay tất cả các brand gần như đều cần xuất hiện trên Facebook, tương tự như phải có website cách đây 10 năm.

Theo thống kê của trang ChiefMarTech, trong vòng 4 năm từ 2012 đến giờ, số sản phẩm dịch vụ trong mảng Marketing Technology đã nhảy từ 150 lên hơn 3000. Hàng năm trang này đều vẽ ra Landscape của ngành Marketing Tech, với số lượng càng lúc càng lớn và dày đặc, kèm theo nhiều mảng phụ được đưa vào mỗi năm.

Với sự phát triển vũ bão đó, nếu bộ phận Marketing phải trông chờ vào IT để hỗ trợ đưa những công nghệ này vào sử dụng thì đó sẽ là .. chời đợi mỏi mòn, nhất là tập trung của IT hầu hết là cho hệ thống nội bộ và đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru. Tuy nhiên nếu Marketing không có sự tham gia của IT thì cũng dễ dẫn đến những rủi ro về mặt dữ liệu và đồng bộ. Do đó Marketing Technologist là người thuộc Marketing, nhưng luôn theo sát với IT để nghiên cứu, triển khai và quản lý những công nghệ Marketing mới này.

Digital Business Transformation là gì?

Đây cũng sẽ là key trend của vài năm tới khi các doanh nghiệp bắt đầu nhận ra khái niệm Digital đang thoát khỏi phòng Marketing và lan tỏa ra các bộ phận khác. Trước đây các doanh nghiệp chỉ biết Digital Marketing như 1 nhánh nhỏ của Marketing. Nhưng ngày nay, tất cả các bộ phận trong 1 doanh nghiệp đều có thể bị “disrupt” (phá rối) bởi những ứng dụng Digital, và đặc biệt là sự nổi dậy của Data. Thậm chí có nhiều lĩnh vực sẽ bị “digital disrupt” cả về mô hình kinh doanh, ví dụ như Uber/Grab với ngành Taxi, AirBnB với khách sạn, Fintech với ngân hàng, …

Digital Disruption
        Digital Disruption với các mô hình kinh doanh truyền thống

Đứng trước nguy cơ đó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho 1 sự chuyển hóa (Business Transformation), cụ thể hơn là Digital Transformation – với hàng loạt những ứng dụng của công nghệ Digital vào tất cả các bộ phận và hoạt động của doanh nghiệp. Để viết sâu hơn về Digital Business Transformation thì cần hẳn một bài rất dài luôn.

Marketing Technologist và Digital Transformation?

Khi đó, không ai khác hơn Marketing Technologist sẽ là người giúp doanh nghiệp “xông pha” vào mảng Digital này dựa vào những kinh nghiệm chinh chiến thực tế của họ.

Hơn nữa, Marketing Technologist là người nắm một phần rất cốt lõi trong hoạt động doanh nghiệp – dữ liệu khách hàng (customer data), được tạo ra từ hệ thống chăm sóc khách hàng (CRM), từ các thông tin về người dùng từ mạng xã hội (customer insight from social network), từ các chương trình chăm sóc (Loyalty Program), từ các máy bán hàng POS, từ tương tác trên website thương mại điện tử (e-commerce), .. và vô số những đầu mối thông tin (customer data points) khác xuất hiện ngày càng nhiều.

Nói chung, Marketing Technologist sẽ không chỉ giới hạn sự ảnh hưởng của họ trong mảng Marketing. Đây chỉ là sự khởi đầu thôi, tầm ảnh hưởng sẽ cực kỳ lớn. Do đó mới có chức vụ là Chief Marketing Technologist, đứng trong đội ngũ quản lý cao cấp, sẽ làm việc trực tiếp với CEO, hoặc CMO để giúp các doanh nghiệp luôn theo kịp và phù hợp với làn sóng này.

marketing_technology_strategy
Giao thoa Marketing – Technology – Strategy. Nguồn: ChiefMarTech

Và Marketing Technologist sẽ giống Neo trong Matrix

Đây là một sự so sánh cực kỳ thú vì và chính xác cũng từ Scott Brinker của trang ChiefMarTech. Nếu so sánh những gì đang xảy ra với thì cũng giống như Matrix (hay Software) đang điều khiển thế giới Marketing. Tất cả mọi thứ chúng ta làm đều dính đến software/app một cách nào đó. Khi đó Neo sẽ là người hùng giúp chúng ta nhận ra được “lẽ phải” để dẫn dắt mọi người vượt qua ma trận này.

Slide chia sẻ về sự so sánh này của Scott bạn có thể xem ở đây:

hoặc bài viết The Marketing Technologist: Neo of the Marketing Matrix

Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Marketing Technologist thực tế ở các công ty lớn như thế nào thì có thể tham khảo thêm Analyzing the Chief Marketing Technologist

Loạt bài sắp tới, mình sẽ viết nhiều hơn về Digital Business Transformation, vì đây cũng là những cái Silicon Straits đang làm hiện tại khi phát triển những sản phẩm và hệ thống mới giúp các doanh nghiệp truyền thống (vận tải, bán lẻ) cạnh tranh và thích nghi với những “digital disruption” trong các ngành này.

Nếu bạn có những chia sẻ, suy nghĩ hoặc các bài viết liên quan thì cứ thoải mái comment để cùng giao lưu nhé. Đặc biệt nếu bạn cũng đang tính trở thành Marketing Technologist trong tương lại thì hãy cùng connect.

33 thống kê quan trọng trong 2015 của ngành Marketing Automation

Blog của Wishpond – giải pháp về Lead Generator – vừa chia sẻ 33 thống kê (statistics) quan trọng và thú vị liên quan đến ngành Marketing Automation trong năm 2015. Mình thấy hay nên suy tầm và tạm dịch để dành cho những bạn đang quan tâm cũng như cần 1 số số liệu cho bài viết hoặc bài pitch của mình.

Đây là link đến bài gốc: The 2015 State of Marketing Automation: The 33 Statistics You Need to Know

Đầu tiên là định nghĩa Marketing Automation là gì?

“Marketing Automation is software that allows your business to nurture leads and convert them into customers through personalized, behavior-triggered content. It allows marketers to automate tasks to improve efficiency and speed while also measuring results.”

“Tự động hóa Marketing (Marketing Automation) là loại phần mềm giúp cho doanh nghiệp của bạn chăm sóc khách hàng tiềm năng và chuyển họ thành khách hàng thật sự thông qua những nội dụng được cá nhân hóa và kích hoạt bởi những hành vi nhất định của người dụng. Nó cho phép Marketers tự động hóa những tác vụ của mình để tăng sự hiệu quả và tốc độ cũng như giúp đo lường kết quả chính xác hơn.”

marketing-automation-2015

Đây là 33 thống kê Wishponds góp nhặt được:

 

  1. Tỉ lệ các công ty đang “adopt” (sử dụng) Marketing Automation: 60% công ty có doanh thu ít nhất 500 triệu, 10% các công ty có doanh thu từ 20-500 triệu, 5% các công ty có doanh thu 5-20 triệu, và dưới 3% các công ty có doanh thu <50triệu. (Raab Associates, 2014)
    => thị trường còn quá rộng mở cho các  công ty startup cung cấp giải pháp liên quan đến Marketing Automation, nhất là thị trường các công ty vừa và nhỏ.
  2. Trong số các công ty đang sử dụng giải pháp Marketing Automation, chỉ có 38% dùng đến những tính năng nâng cao, ví dụ như “Progressive Profiling” (Webmarketing 123, 2015).
    Progressive Profiling là phương thức giúp Marketer đưa ra những câu hỏi thu thập thông tin về người dùng 1 cách .. từ từ thay vì chỉ 1 lần duy nhất và rất nhiều thông tin gây choáng ngợp. Ví dụ trong lần đầu đến website, doanh nghiệp sẽ chỉ thu thập trước địa chỉ email, rồi những lần tương tác sau đó doanh nghiệp sẽ bắt đầu có thêm thông tin nhiều hơn về khách hàng, từ đó giúp đội ngũ bán hàng có thể thanh lọc và phân loại khách hàng chính xác hơn, cũng như có thể đưa ra cách tiếp cận và trao đổi hiệu quả nhất.
  3. 56% công ty đang sử dụng 1 bên cung cấp dịch vụ Email Marketing. Đây là 1 con số khá khả quan khi 75% hoặc hơn trong số những công ty này sẽ có khả năng mua phần mềm về Marketing Automation trong năm sau (Venture Beat, 2014)
    => Con số này có thể ko đúng ở Vietnam lắm, và chắc chắn thấp hơn nhiều do chưa hiểu quan trọng của Email Marketing, cũng như biết Marketing Automation là gì. Hơn nữa đa phần còn vẫn nghĩ Email Marketing = Spam Email 🙁
  4. Marketing Automation sẽ là 1 trong những ngành của Marketing Technology được thử nghiệm nhiều nhất trong năm 2015. (Salesforce, 2015)
    => Cũng hợp lý khi Marketing Automation có thể giúp đem lại hiệu quả khá rõ ràng, dễ đo lường cho nên các doanh nghiệp cũng dễ “adopt” hơn. Vì vậy sẽ có nhiều bạn nhảy vào startup mảng này hơn.
  5. Các ngành có tỉ lệ ứng dụng Marketing Automation nhiều nhất bao gồm:
    • Software & Internet
    • Telecommunications
    • Computer & Electronics
    • Health & Pharmaceuticals
    • Business Services
      (Mintigo, 2014)
  6. Trong các marketers chưa triển khai Marketing Automation, có 54% chia sẻ việc triển khai đây là 1 phần trong kế hoạch của họ, tuy nhiên chưa tập trung được do còn phải chú trọng vào 1 số mảng khác. 21% trong số đó thì lo lắng về mặt chi phí. (Redeye and TFM&A Insights, 2014)
    => Marketing Automation chắc phải 2-3 năm nữa mới được adopt rộng rãi, nhất là khi có 1 loạt những tay chơi mới giá hợp lý hơn cho các bạn vừa và nhỏ, hoặc những bạn ko có nhiều budget để thử nghiệm những giải pháp mới này
  7. 85% các marketers trong mảng B2B cảm thấy khi họ chưa tận dụng hết được sức mạnh của các giải pháp Marketing Automation đang sử dụng. (SiriusDecisions, 2014)
  8. Chỉ có 26% người dùng các giải pháp Marketing Automation cho B2B đã tận dụng và triển khai được hoàn chỉnh hệ thống (Customer Experience Matrix, 2013)
  9. 38% những người dùng các hệ thống marketing automation hiện tại mong muốn chuyển sang 1 hệ thống khác trong những năm tới (Venture Beat, 2014)
    => có thể có nhiều lý do. Một trong số đó là việc có nhiều lựa chọn hơn, đồng thời bắt đầu có nhiều giải pháp dành cho từng ngách (niche) nhỏ hơn. Ví dụ CognitoCRM là CRM rất phù hợp cho các công ty bán lẻ Bất Động Sản, cho nên nhiều công ty có thể chuyển từ 1 hệ thống CRM phổ thông sang để tận dụng 1 số tính năng được thiết kế chuyên biệt cho ngành này (như tính năng chia khách hàng tự động cho các sales trong team).
  10. Gần 1 trên 4 người khi được hỏi nhận định hệ thống marketing automation rất phức tập để có thể sử dụng hiệu quả (B2B Online)
  11. 44% marketers không hoàn toàn hài lòng với hệ thống Marketing automation hiện tại của họ. 3 lý do lớn nhất bao gồm: phần mềm mất quá nhiều thời gian để triển khai, quá khó khăn để học cách sử dụng và chi phí quá cao. (Autopilot, 2015)
    => cho nên những tay chơi mới tập trung vào niche thì có thể làm cho phần mềm dễ sử dụng hơn, ko cần cấu hình quá nhiều cũng như chi phí hợp lý hơn sẽ có thể tranh giành tốt được thị phần.
  12. 64% các CMO hiện tại đang không có 1 quy trình chính thống để quản lý những phần mềm Marketing Automation của họ. (Fathom, 2013)
  13. 75% các CMO đánh giá việc tạo ra khách hàng tiềm năng phân khúc cao cấp là thử thách về Marketing Automation lớn nhất của họ(Fathom, 2013)
  14. Những tính năng phổ biến nhất của các phần mềm Marketing Automation bao gồm: Email Marketing (89%), nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng – Lead nurturing (84%), tích hợp với những phần mềm khác (CRM, mobile, social media, …) để tập trung thông tin và hiểu biết về khách hàng (80%) và quản lý chiến dịch trên nhiều kênh khác nhau (82%) (Regalix, 2014)
    => Email Marketing vẫn là tính năng quan trọng nhất, email marketing không chết như nhiều người nghĩ.
  15. 63% người sử dụng được khảo sát cho rằng tính năng cho phép đặt ra những mục tiêu đo đạc được cho những chiến dịch của họ là việc đem lại giá trị lớn nhất của Marketing Automation(Gleanster, 2013)
  16. CMOs của những  công ty thành công cho rằng lý do quan trọng nhất để triển khai Marketing Automation là để giúp tăng doanh thu (79%) và giúp có những khách hàng tiềm năng chất lượng hơn (76%) (Gleanster, 2013)
  17. 86% các marketers cho rằng việc “dễ sử dụng” là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn 1 giải pháp Marketing Automation (Regalix, 2014)
    => Việc này cũng hợp lý khi kết hợp với kết quả ở trên, nhiều người than phần Marketing Automation khó sử dụng và là cản trở việc triển khai, cho nên khi chọn sẽ cố gắng nhắm đến những hệ thống dễ và tiện sử dụng nhất.
  18. Các B2B Marketers khi triển khai phần mềm Marketing Automation thấy được việc tăng đầu vào  khách hàng tiềm năng tăng trung bình khoảng 10% (Forrester Research, 2014)
  19. Lợi ích hàng đầu của Marketing Automation dành cho các B2B Marketers là khả năng giúp tạo ra được nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng hơn. (Pepper Global, 2014)
  20. Những khách hàng tiềm năng được chăm sóc (nurtured) bởi hệ thống Marketing Automation, có khả năng “close sale” được trung bình cao hơn khoảng 20% so với những khách hàng không được chăm sóc (non-nurtured) (DemandGen Report, 2014)
    => việc chăm sóc khách hàng bằng những thao tác tự động dựa vào hành vi xuyên suốt trong quá trình sale giúp tác động vào nhiều điểm sale (touch points) khác nhau một cách hiệu quả hơn giúp tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) được tăng theo là điều hiển nhiên. Với 20% khác biệt nhân với doanh số trung bình của 1 công ty tương đối lớn thì doanh thu đem lại hoàn toàn không hề nhỏ.
  21. Marketing automation giúp tăng 14.5% về hiệu quả của sales và giảm 12.2% áp lực công việc của marketing (Nucleus Research, 2014).
  22. Công ty mà thành thạo trong việc áp dụng chăm sóc khách hàng tiềm năng (lead nurturing) tạo ra được nhiều hơn 50% số lượng khách hàng sẵn sàng với chi phí cho mỗi khách hàng thấp hơn 33% (Forrester Research, 2014)
  23. 75% công ty ứng dụng Marketing Automation có thể bắt đầu thấy hiệu quả kinh doanh (ROI) chỉ trong vòng 12 tháng (Focus Research, 2013).
    => quan trọng là marketing automation giúp công ty cân đo đong đếm được ROI dễ dàng hơn trước đây rất nhiều.
  24. 78% những marketers thành công cho rằng marketing automation là nguyên nhân quan trong nhất chịu trách nhiêm trong việc giúp tăng hiệu quả của đóng góp vào doanh số  (The Lenskold Group, 2013).
    => với khả năng đo đạc hiệu quả chính xác và tích hợp với CRM, marketers giờ có thể hiểu rõ được đóng góp của mình vào doanh số chung của công ty là nhiều hay ít, không phải như trước đây hầu hết công trạng sale đều thuộc về team kinh doanh.
  25. Doanh nghiệp sử dụng marketing automation để chăm sóc khách hàng tiềm năng thấy được 451% tăng trưởng về số lượng khách hàng phù hợp (The Annuitas Group, 2014).
  26. 67% người dùng của Marketing Automation đánh giá công nghệ này “rất hiệu quả” (Salesforce, 2015)
  27. Bên cạnh việc những công ty dùng Email Marketing có thể thấy được sự khác biệt rõ so với những công ty không sử dụng, nếu Email Marketing này được dùng từ 1 phần mềm Marketing Automation thì sẽ tạo ra nhiều gấp 2 lần số lượng khách hàng tiềm năng so với công ty chỉ sử dụng phần mềm Email Marketing thông thường. Đồng thời cũng được nhìn nhận là giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn gấp 2 lần (Autopilot, 2015)
  28. Việc chăm sóc khách hàng tiềm năng thành công đem lại những khách hàng hiểu rõ và đánh giá cao sản phẩm, cũng như thỏa mãn hơn nên sẽ mua nhiều sản phẩm hơn đến 47% so với những khách hàng không được chăm sóc (Kapost, 2014)
  29. 63% những công ty đang vược lên trên so với đối thủ cạnh trạnh đang sử dụng marketing automation  (Lenskold and Pedowitz, 2013)
    => Con số này thật ra cũng hơi khập khiểng và khó đánh giá đúng sai.
  30. Những Marketers trong mảng B2C có tận dụng sức mạnh của việc tự động trong việc giúp xử lý những khách hàng ngưng mua hàng giữa chừng, cho đến việc gởi email chúc mừng sinh nhật với khách, sẽ có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn 50% so với những marketers ko áp dụng (eMarketer, 2013)
  31. Công ty đang sử dụng Marketing Automation có khả năng nhiều gấp 3 lần sẽ áp dụng việc đo đạc và phân phối nỗ lực về content marketing của họ ra nhiều điểm tiếp xúc khác nhau (36% so với  11% thuộc các công ty ko dùng Marketing Automation) (Lenskold and Pedowitz, 2013)
  32. 54% marketers chưa áp dụng Marketing Automation chia sẻ việc thiếu kinh phí là lý do cản trở lớn nhất (Regalix, 2014)
  33. Những marketers áp dụng Marketing Automation cho rằng những lợi ích lớn nhất đem lại bao gồm:
    • Giúp marketers thoát khỏi những việc lặp lại để họ có thể tập trung vào những dự án khác nhau (36%).
    • Giúp xác định chính xác hơn khách hàng mục tiêu cũng như những khách hàng cũ (30%)
    • Tăng cường trải nghiệm của khách hàng (10%)
    • Email marketing hiệu quả hơn (9%)
    • Giảm thiểu sai sót từ con người (8%)
    • Quản lý được khách hàng tiềm năng (4%)
    • Triển khai được đa kênh (multi channel) (3)
      (Lenskold and Pedowitz, 2013)

marketing-automation-2015

Với 33 số liệu ở trên bạn có thấy thuyết phục hơn chưa? Nhất là ở thị trường Việt Nam này còn bỏ ngỏ: quá ít công ty đang sử dụng Marketing Automation => bạn sẽ có lợi thế vượt trội khi là người áp dụng. Đồng thời chi phí cũng đang được giảm dần do những tay chơi mới gia nhập thị trường hơn, đồng thời kinh nghiệm áp dụng cũng bắt đầu phong phú hơn giúp cho hiệu quả đem lại từ việc đầu tư hệ thống cũng dễ dàng đạt được hơn.

Mình rất muốn nhận được chia sẻ từ bạn nếu bạn là đơn vị đang triển khai hoặc đang tìm kiếm 1 giải pháp Marketing Automation hiệu quả cho công ty của mình.

Bùng nổ cơ hội mới với Marketing Technology

Trong những mảng Tech đang phát triển ào ạt gần đây, mọi người thường đổ xô về những mảng hấp dẫn như Wearable, Big Data, Sharing Economy, EdTech, Internet of things, … Nhưng còn có 1 mảng công nghệ nữa đang phát triển cực kỳ bùng nổ là Marketing Technology. Đơn giản vì 2 lý do:

  1. Như John Wanamaker đã từng nói “Half the money I spend on marketing is wasted; the trouble is, I don’t know what half”. Với sự chuyển dịch các hoạt động marketing từ offline lên online cộng với sự phổ biến của những nền tảng công nghệ mới dành cho người dùng mới smartphone, tablet, wearable, .. thì sự đầu tư vào Marketing Technology càng lúc càng được chú trọng.
  2. Các Marketer luôn tìm cách để tiếp cận đến khách hàng bằng mọi cách, mọi lúc và mọi nơi. Hơn nữa nhu cầu muốn biết khách hàng thích gì, muốn gì, cũng như đã làm gì, đang làm gì của các doanh nghiệp là động lực thúc đẩy những công ty đang làm Marketing Technology càng lúc càng “hăng máu” hơn để phát triển những công nghệ của họ theo hướng hiệu quả hơn, phủ rộng hơn và thông minh hơn.

Một ví dụ đơn giản về những công ty trong mảng Marketing Tech trên các sàn chừng khoán Mỹ tăng đều đặn doanh thu trong những năm vừa rồi

  • Constant Contact (NASDAQ:CTCT) – dịch vụ Email Marketing
    2014 – $332 million
    2013 – $285 million
    2012 – $252 million
  • HubSpot (NYSE:HUBS) – dịch vụ CRM & Marketing Automation
    2014 – $116 million
    2013 – $78 million
    2012 – $52 million
  • Marketo (NASDAQ:MKTO) – dịch vụ Marketing Automation
    2014 – $150 million
    2013 – $96 million
    2012 – $58 million

Chỉ với 3 công ty trên, trong năm vừa rồi đã đem lại US$236 triệu doanh thu cho mảng Marketing Tech tại Mỹ. Hơn nữa nó còn kéo theo 1 loạt những cơ hội mới và điều kiện cho những startup nhỏ hơn nhảy vào thị trường này để lấp đầy những thị trường niche khác.

Hơn nữa, Gartner cũng có nhận định rằng: Đến năm 2017, chi tiêu dành cho IT của CMO sẽ vượt qua cả CIO. Tức là số tiền đầu tư công nghệ của Marketing sẽ còn nhiều hơn cả số tiền đầu tư cho những mảng IT thông thường khác. Và khi chi tiêu của những công ty lớn thay đổi như vậy thì cơ hội cho những nhà cung cấp dịch vụ thuộc mảng Marketing Technology càng bùng nổ hơn nữa.

Và đây là landscape của Marketing Technology trong năm 2015, được thống kê bởi ChiefMarTech Blog.

Marketing Technology Landscape 2015

Link để tải file gốc (tham khảo từ blog ChiefMarTech)

Marketing Technology Landscape — Hi-Res PNG (2800x2100px, 6.5MB)

Marketing Technology Landscape — Hi-Res PDF (22.5MB)

Tóm lại, cơ hội rất nhiều ở US và thế giới. Còn ở Vietnam thì sao? Liệu có startup nào đang làm Marketing Technology nắm bắt được làn sóng này? Hiện giờ đang thấy có HaravanBeeketing, HiSella, CognitoCRM, … và còn ai nữa? Và ai sẽ trở thành “Winner” trong vòng 1-2 năm tới?

Nếu bạn đang dấn thân vào mảng Marketing Technology này hoặc là người đang đứng ở vai trò Marketing Technologist của công ty mình, tôi rất vui nếu được làm quen và lắng nghe chia sẻ góc nhìn của bạn.

Các phương pháp phổ biến của B2B Content Marketing

b2b-content-marketing

Sau bài chia sẻ về content marketing, tôi không viết nhiều nữa do cảm thấy mình chưa thật sự áp dụng Content Marketing vào chính công việc của mình. Hơn nữa tôi cũng cảm thấy cần tìm hiểu sâu hơn để có thể đưa được góc nhìn và cách làm Content Marketing cho thị trường Việt Nam.

Bài viết mới nhất trên MarTech blog chia sẻ về các phương pháp phổ biến của B2B Content Marketing  cùng với Infographic khá thú vị nên chia sẻ lại cho mọi người.

Đây là danh sách dựa vào khảo sát  các B2B Marketer, xếp theo thứ tự phổ biến nhiều nhất đến ít nhất

  • 87% – Social Media
  • 81% – Articles on your website
  • 80% – eNewsletters
  • 76% – Blogs
  • 73% – Case Studies
  • 73% – Videos
  • 68% – Articles on other website
  • 64% – Whitepapers
  • 63% – Online Presentation

Continue reading “Các phương pháp phổ biến của B2B Content Marketing”

Customer Development là gì?

Từ khi bắt đầu phát triển sản phẩm ở Silicon Straits Saigon (SSS), tôi nhận ra 1 vấn đề nan giải là những kiến thức Marketing tôi tự học được và trải nghiệm ở TGM cũng như từ chương trình MBA đều có gì đó không ổn khi ứng dụng vào những sản phẩm mới cho SSS. Vấn đề nằm ở chỗ là có quá nhiều ẩn số cho việc xây dựng 1 chiến lược Marketing và Sales hiệu quả cho 2 dịch vụ Software-As-A-Service (SaaS) dành cho doanh nghiệp mà SSS đang phát triển. Ẩn số nằm ở chỗ: đối tượng khách hàng là ai? sản phẩm này giải quyết được vấn đề cốt lõi gì cho họ? họ quan tâm nhất đến những tính năng nào? sản phẩm này cần gì để khách hàng có thể bỏ ra vài triệu mỗi tháng để sử dụng? … và hàng loạt câu hỏi khác.

Kiến thức Marketing thông thường sẽ ứng dụng rất tốt cho những gì đã rõ ràng: sản phẩm rõ ràng, thị trường rõ ràng, cách bán hàng rõ ràng, … Còn đằng này, sản phẩm vẫn đang phát triển, thị trường tuy không mới nhưng vẫn còn nhiều thứ cần phải “educate”, tính năng cũng như hiệu quả đem lại cũng chưa xác định được chính xác.

Hơn nữa, mặc dù đã đọc và nghiên cứu nhiều về Lean Startup. Nhưng tôi vẫn thấy thiếu cái gì đó ở phía trước. Lean Startup chỉ giúp trả lời phần phát triển và thử nghiệm sản phẩm. Nhưng làm sao để tiếp cận khách hàng, để hiểu khách hàng, để biết được phải phát triển những tính năng nào trước, tính năng nào sao? Có quá nhiều câu hỏi!

May mắn thay cách đây vài tháng tôi bắt đầu nghe PodCast trên iTunes, và 1 trong những Channels tôi nghe được là Customer Development của Steve Blank. Từ đó tôi được nghe nhiều về Customer Development Process và cuối cùng tôi cũng tìm đọc quyển có thể được coi là kinh điển dành cho startup: The Four Steps To The Epiphany – Success Strategy For The Products That Win.

4 Steps To The Epiphany

Quyển sách này mở ra khái niệm về Customer Development Process và nó giúp trả lời cho hàng loạt câu hỏi ở trên. Hơn nữa khi ứng dụng vào chính việc phát triển và đưa những sản phẩm của SSS ra thị trường, thì mọi thứ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết!

Như vậy chính xác Customer Development là gì?

Continue reading “Customer Development là gì?”

Marketing Technology 2014

Cách đây hơn 1 năm mình có viết bài giới thiệu về Marketing Technology . Trong đó chia sẻ Infographic về ecosystem của Marketing Technology bao gồm 350 công ty và 6 nhóm . Trong bài cập nhật tổng hợp mới nhất trên ChiefMatec.Com, hiện giờ đã có đến 947 công ty về Marketing Technology thuộc 43 nhóm ngành (trong 6 nhóm lớn). Tất nhiên SuperInfographic lần này lớn và hoành tráng hơn rất nhiều  (tới 4Mb lận đó). Còn đây là size nhỏ để bạn có thể “nhòm” sơ qua:

Marketing Technology 2014

Có vài điều thú vị trong Landscape mới này:

  • Đã có một nhóm riêng cho các công ty về Content Marketing, điển hình có Visual.ly, Kapost, Outbrain, … chứng tỏ content marketing không chỉ là một trend nhỏ như năm trước mà đã thành 1 phần không thể thiếu của Online Marketing
  • Sự xuất hiện của nhóm Marketing Apps, là những app chuyên dụng phục vụ cho Marketing như công cụ khảo sát, điều tra khách hàng. Nó giúp cho Marketer có thể tiệp cận khách hàng trực tuyến của mình một cách tương tác hơn thay vì khô cứng như trước đây
  • Nhóm Customer Experience cung cấp những công cụ để kết nối sâu hơn với người dùng như UserVoice, Qualaroo, OpinionLabs, … giúp tăng cường việc hỗ trợ liên tục và lấy feedback từ người dùng thuận tiện dễ dàng hơn. Người dùng ở đây có thể là User và cả Visitor luôn
  • Nhóm Marketing Automation đã có từ năm ngoài và năm nay phình to đang kể với vài lính mới những cực kỳ tiềm năng như Intercom.

Nói chung, infographic này là chỗ tham khảo tốt cho những bạn đang tìm hiểu về Marketing Technology cũng như đang tìm công cụ phù hợp hỗ trợ cho công việc của mình. Ít ra giờ bạn đã có cái tên để search dễ dàng hơn. Hiện giờ bạn đang quan tâm nhất ở nhóm nào và có đang sử dụng công cụ nào không? Chia sẻ cho mình và mọi người với để mình cùng thảo luận nhe.

Sách về Growth Hacking

Trong quá trình nghiên cứu về Growth Hacking, vì khái niệm này quá mới cho nên khá khó khăn để tìm được những tài liệu và sách cho chủ đề này trong những tháng trước kia. Nhưng hiện tại càng lúc càng nhiều sách viết về Growth Hacking bắt đầu xuất hiện, cũng như 1 số sách kinh điểm trước giờ cũng phù hợp để bổ sung những kiến thức cần thiết khi nghiên cứu. Do đó mình sẽ tổng hợp ở đây những quyển sách được recommend (bởi cộng đồng Growth Hack) cũng như những quyển mình đã đọc qua và thấy hay để mọi người tham khảo

growth-hacker-marketing-ryan-holiday-dreallday.com_

Sách đã đọc:

Lean Analytics: Use Data to Build a Better Startup Faster (Lean Series)

=> Giúp bạn hiểu chính xác hơn về Analytic, đặc biệt là Lean Analytic để áp dụng cho Lean Startup (Khởi nghiệp tinh gọn)

Web Analytics 2.0: The Art of Online Accountability and Science of Customer Centricity

=> Được viết bởi Avinash Kaushik – “trùm” về Google Analytic (với làm ở Google luôn). Dành cho những bạn muốn advance level GA của mình

Continue reading “Sách về Growth Hacking”

Google Analytic – bảng tuần hoàn

Dành cho những bạn đang nghiên cứu về Google Analytic, bảng tuần hoàn (Periodic Table) này được tạo bởi Jess Saucer – 1 trong những chuyên gia về Analytic để giúp làm cho việc nghiên cứu và phân tích Google Analytic trở nên thú vị hơn.

Periodic Table of Google Analytics
Bạn có thể tải về file PDF ở đây
Ngoài ra blog Jeffalytics của Jeff có nhiều bài viết thú vị khác về Google Analytic mà bạn nên tham khảo đó

Bạn muốn học Online Marketing trực tuyến?

Online Marketing là lĩnh vực thật sự có rất nhiều tài liệu và chương trình học có thể dễ tìm thấy trên mạng và chắc hẳn chỉ với từ khóa về “Online Marketing” hoặc “Internet Marketing”, hay những khái niệm mới hơn như “Inbound Marketing”, “Content Marketing”, .. chắc chắn bạn sẽ ra được vô số bài viết cực kỳ chi tiết, cặn kẽ về mọi lĩnh vực trong Online Marketing. Nhưng nếu bạn muốn học Online Marketing 1 cái bài bản, thậm chí được chứng nhận – certified – về kiến thức của mình, thì có thể nghiên cứu thêm về những khóa học trực tuyến bài bản và chi tiết hơn để trang bị cho mình.

Học Online Marketing

Dưới đây là một số trang bạn có thể học Online Marketing trực tuyến:

Continue reading “Bạn muốn học Online Marketing trực tuyến?”

Content Marketing là gì?

Content marketing là gì

Content Marketing cũng như Inbound Marketing đang là 1 keyword được quan tâm rất nhiều trong giới marketing hiện nay. Thật ra đối với hầu hết những doanh nghiệp đang sử dụng đến online marketing, social media marketing, .. thì cũng đang thực hiện 1 phần của Content Marketing rồi, nhưng chưa thành 1 chiến lược thật sự để đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất.

Theo  Wikipedia thì Content Marketing được định nghĩa như sau:

Content marketing is any marketing format that involves the creation and sharing of media and publishing content in order to acquire customers. Content Marketing’s basic premise is to “provide some valuable information or entertainment – “content” – that stops short of a direct sales pitch or call to action, but which seeks to positively influence a customer in some way.” This information can be presented in a variety of media, including news, video, white papers, ebooks, infographics, case studies, how-to’s, Q&A’s, photos, etc. Continue reading “Content Marketing là gì?”