Kỹ thuật nhồi nhét

Thừơng thì ai trong chúng ta cũng luôn có những kỉ niệm không vui, hoặc những chuyện khi mà nghĩ lại là cảm thấy cực kỳ bực bội. Những chuyện tiêu cực này thường sẽ làm chúng ta hao tốn nhiều năng lượng để suy nghĩ, lo lắng và bực bội về nó.

Như vậy thì có cách nào dễ dàng nhất để có thể vượt qua và làm dịu đi những chuyện không tốt đẹp trong quá khứ? (Nhiều người thường khuyên “Hãy cố gắng quên đi những chuyện đau buồn” , nhưng thật sự nếu càng cố quên một việc gì đó thì chúng ta sẽ càng nhớ nhiều hơn, chắc bạn cũng đã từng trải qua như vậy rồi đúng không?) Continue reading “Kỹ thuật nhồi nhét”

Vượt qua nỗi sợ bị từ chối

Có lẽ bạn cũng như tôi trước đây, nhiều khi chần chừ không dám làm một chuyện gì đó: như là tiếp cận một đối tác để bán hàng, để bày tỏ tình cảm với người mình thích, hay đơn giản là để có thêm bạn mới … Đó là bởi vì trong chúng ta bị ám ảnh việc chúng ta sẽ bị người đó từ chối thiện ý tốt đẹp, sợ bị thất bại trong việc tạo ấn tượng với mọi người

Có một phương pháp đơn giản mà tôi đã áp dụng để giúp vượt qua nỗi sợ này, đó là đặt ra một cái ngưỡng cho bản thân. Nói cách khác, thông thường phải cần tới lần thứ 3 khi tiếp cận một ai đó, hoặc khi cố gắng tạo ấn tượng cho họ, thì tôi mới thành công. Vì thế trong đầu tôi tự tạo ra một cuốn số ghi nhớ. Mỗi lần không thành công trong việc tiếp cận hoặc tạo ấn tượng, thì tôi ghi lại trong đầu Ông A, bà B đã được 1 lần … còn 2 lần nữa, cố lên nào. Việc này giúp cho tôi tiếp tục cố gắng, bởi trước đây thường khi không thành công tôi sẽ lại tự dằn vặt bản thân và rồi rút lui (tôi nghĩ bạn cũng vậy) mà không chịu tiếp tục cố gắng. Nhiều khi chỉ cần thử lại 1 lần nữa là sẽ thành công thôi. Chính cái nỗi sợ bị từ chối đó đã kiềm hãm tôi lại.  Và thế cứ tíêp tục như vậy, tôi cảm thấy tự tin hơn khi tiếp cận bất cứ ai hoặc làm bất cứ điều gì.


Cách này cũng rất hữu hiệu cho việc đi bán hàng . Tôi cứ tính trung bình khoảng 10 lần chào hàng thì sẽ được 1 lần thành công, và giá trị người ta sẽ mua là 1 triệu đồng. Thì chia ra, mỗi lần chào hàng giá trị là 100 000 đồng. Vì thế mặc dù chào hàng thất bại, nhưng tôi sẽ vẫn có suy nghĩ lạc quan là đã kiếm được 100 000 đồng rồi .. và từ đó tiếp tục cố gắng cho đến khi thành công Continue reading “Vượt qua nỗi sợ bị từ chối”

Lập Trình Ngôn Ngữ Tuy Duy (NLP) là gì?

Trong bài viết này, tôi xin được chia sẻ một cách ngắn gọn với bạn về khái niệm Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy (Neuro-linguistic Programming – NLP).

 

Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy (Neuro-linguistic Programming – NLP) là lý thuyết về sự kết hợp giữa ngôn ngữ, giao tiếp và suy nghĩ cộng với những phương pháp tâm lý, chứng minh được rằng con người có thể tăng cường khả năng tương tác với thế giới xung quanh thông qua nhưng nguyên lý và kỹ thuật nhất định liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào.

Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy (LTNNTD) được tin rằng: nếu con người có thể sử dụng một cách hiệu quả những nguyên lý và kỹ thuật trong đó, thì có thể đạt được khả năng giao tiếp đầy nghệ thuật, có được một cuộc sống hạnh phúc, giàu có và mãn nguyện hơn.

LTNNTD là cách tiếp cận tốt nhất để đạt được nghệ thuật giao tiếp, sự phát triển bản thân và cách thành công vượt trội. LTNNTD đã được ứng dụng rộng rãi với kết quả vô cùng khả quan trong rất nhiều lĩnh vực:

  • Kinh doanh
  • Huấn luyện
  • Bán hàng và ảnh hưởng
  • Tâm lý học
  • Thể thao
  • Y tế
  • Thương thuyết
  • Giáo dục
  • Và nhiều lĩnh vực khác …

Ngày nay, hầu hết những quyển sách về phát triển bản thân đều chứa đựng một vài kỹ thuật LTNNTD, và nó đã được kết hợp ít nhiều vào hầu hết những khóa đào tạo về nghệ thuật thuyết phục và gây ảnh hưởng.

Một trong những ý tưởng độc đáo nhất của LTNNTD đó là: Nếu một người nào đó làm được việc gì, thì ta sẽ có khả năng tìm hiểu cách thức họ làm như thế nào và lập lại nóNguyên Lý Mô Phỏng (principle of modelling) của LTNNTD là một trong những cách tiếp cận độc nhất vô nhị cho việc phát hiện và bắt chước những kỹ năng tiềm thức của những người kiệt xuất (có năng khiếu bẩm sinh) để có thể dạy lại cho những người khác. Continue reading “Lập Trình Ngôn Ngữ Tuy Duy (NLP) là gì?”