Chiến lược Explore or Exploit

Bài học đơn giản từ sách Atomic Habits của James Clear, mà mình cũng đã tự áp dụng hơn 10 năm nay.

Trong sự nghiệp cũng như công việc kinh doanh, có 2 “mode” để bản thân/công ty có thể thay đổi qua lại để hoạt động:

  • Explore – khai phá, tìm tòi, thử nghiệm
    Đối với bản thân, đó là việc học thêm kĩ năng hoặc công nghệ mới, làm 1 số việc ngoài chuyên môn, thử thách bản thân với project lạ, …
    Đối với công ty, đó là việc R&D thêm sản phẩm mới, test thử thị trường niche, trao đổi hợp tác với đối tác mới (thậm chí ngoài ngành).
    => Đây là giai đoạn mình mở rộng năng lực, phạm vi hoạt động của mình ra để không chỉ tự làm mới mà cho mình tìm thêm cơ hội đang ẩn nấp ngoài kia.
  • Exploit: khai thác, đào sâu, thu hoạch
    Đối với bản thân, đó là việc tập trung vào chuyên môn, làm tốt nhất có thể công việc hiện tại của mình để tạo nên sự thăng tiến nghề nghiệp.
    Đối với công ty, đó là việc khai thác triệt để thị trường mình đang có, tăng thị phần, giành giựt khách hàng với đối thủ để có thể thu gom doanh thu và lợi nhuận cao nhất.
    => Đây là giai đoạn mình tối ưu hiệu quả, khai thác những gì minh đang có càng nhiều càng tốt

Như vậy thì khi nào thì nên ở mode nào:

  • Khi mọi chuyện đang thuận lợi, bật mode Exploit lên để khai thác triệt để.
  • Khi mọi chuyện bắt đầu trở nên khó khăn (có thể do thị trường quá cạnh tranh, chuyên môn của mình ko còn là thế độc tôn nữa) thì bật mode Explore lên để khai phá.

Nhưng thật ra tốt nhất là phải duy trì song song theo nguyên tắc 80/20 chứ không chỉ nên một mode nào cả.

  • Khi bạn đang có công việc thuận lợi, tập trung vào chuyên môn của mình 80% để thăng tiến, để kiếm tiền. Tuy nhiên vẫn dành 20% để tìm hiểu thêm những mảng khác, ngành khác, chuyên môn khác. Vừa để đỡ chán, vừa để dự phòng và cho mình cơ hội tìm thêm thu nhập hoặc các bước nhảy mới.
  • Khi bạn mới bắt đầu hoặc khởi động lại, thì cho phép mình dành 80% thời gian để khám phá, thử nghiệm nhiều thứ khác nhau. Tuy nhiên vẫn dùng 20% để kiếm thu nhập từ kỹ năng mà bạn đang làm tốt nhất để nuôi sống chính mình.

Và cuối cùng, đây là cách hay làm của Expert Generalist để phát triển chữ T của họ ngày càng rộng ra, cũng như có thêm nhiều chỗ đào sâu mới.

Thời hoàng kim của UX sắp hết!

Bạn tác giả này làm 1 UX Design Agency ở Berlin, Đức từ 2011, và trải qua 6 năm thăng trầm nhìn lại thì giật mình nhận ra thời hoàng kim của UX sắp tịt rùi nên viết bài tâm tình cảnh báo cho bà con đồng đạo. Theo bạn thì Golden Age của UX là từ 2010 – 2017, và bây giờ UX là 1 cái gì đó mặc nhiên, user cũng đã biết rõ mình mong đợi gì. Cho nên sản phẩm có Good UX thì cũng coi như bình thường hay commodities (hàng chợ).

Nói vậy thui chứ Việt Nam thường trễ hơn 2-3 năm, và UX hiện giờ cũng chỉ mới bắt đầu thành hình và cũng chưa hẳn là được hiểu đúng hoàn toàn (bởi doanh nghiệp), nhưng người dùng thì đã bắt đầu mong đợi nhiều hơn từ sản phẩm (ít nhất là sản phẩm công nghệ). SSS từ ngày đầu cũng làm UX nhiều, nên thấy UX ở VN thật ra cũng chỉ bắt đầu chập chững từ 2013- 2014, và theo đà này chắc kéo được tới 2020 cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự (hoặc thậm chí sớm hơn).

Vậy lời khuyên của bạn Jonathan này là các UX Designer (Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng) nên bắt đầu chuyển hướng sớm sang Product Designer (Nhà thiết kế sản phẩm). Mà hai vai trò này khác nhau chỗ nào? 

UX Designer trước đây có thể coi là người duy nhất hiểu và đại diện cho tiếng nói người dùng, cho nên “quyền lực” cũng nhiều hơn. Ví dụ như có 1 tranh luận hay quyết định nào về sản phẩm hoàn toàn có thể quăng cái “kim bài miễn tử” kiểu “UX phải vậy”, “Người dùng muốn vậy”, “Chuẩn UX là thế”, … Nhưng giờ thì nó không đủ nữa.

Thời hoàng kim của UX sắp hết

Product Designer thì ko chỉ dừng lại ở User Experience, mà còn phải lo rộng ra hơn, cả về Product Strategy (chiến lược sản phẩm), Product Growth (Tăng trưởng) và Product Marketing.

+ Chiến lược sản phẩm:

Đây là từ rất nhiều người sợ, ko chỉ là designer đâu. Kể cả nhiều người có cái namecard CEO nhưng cũng hem biết thật sự phải giải thích chiến lực là thế nào. Trong bài có mấy link về chủ đề chiến lược khá hay. Còn lại hiểu đơn giản là sản phẩm mình đang xây dựng nó liên hệ gì đến những hoạt động khác của công ty, nó đang đem lại giá trị gì: là để có thêm khách hàng? thu thập dữ liệu? một kênh phân phối? hay chỉ mang tính xây dựng thương hiệu?…

Kinh nghiệm bản thân là cũng nhiều bạn UX Designer và thậm chí Product Manager chưa có kinh nghiệm, chỉ quan tâm đến người dùng mà hoàn toàn quên mất vai trò của sản phẩm mình trong bức tranh chung, nhất là với những công ty không phải thuần công nghệ.

+ Tăng trưởng:

Bạn đang làm sản phẩm ra thì cũng phải quan tâm đến sự tăng trưởng của sản phẩm mình, và quan trọng không phải chỉ có tăng người dùng là đủ. “Growth” đối với mỗi công ty là mỗi khác, bạn cần biết chính xác mình đang “drive growth” hay kéo sự tăng trưởng chung của cả công ty mình thế nào. Cho nên những thuật ngữ như “Activation”, “Engagement”, “Conversion Rate”, “Return rate”, “Life Time value”, “MAU”, “DAU”, … mà công ty bạn đang xem là chỉ số (metrics) quan trọng thì bạn cần hiểu chính xác. Từ đó xác định được mỗi quyết định về sản phẩm của mình ảnh hưởng cái chỉ số này thế nào.

+ Marketing:

Dù bạn làm sản phẩm “cool” thế nào mà ko nghĩ đến việc marketing cho sản phẩm này ra sao thì bạn cũng đang ko làm tốt vai trò của mình. Ví dụ đơn giản là nếu bạn xây một mobile app, người dùng sẽ có những chỗ nào và lý do gì để phải tải cái app của bạn. Câu trả lời kiểu “cứ tải lên App store rồi chạy ads” là chứng tỏ bạn thất bại rồi đó. Tương tự với chiến lược sản phẩm, nêu công ty bạn là công ty không phải thuần công nghệ thì bạn phải nghĩ xem cách marketing cho sản phẩm công nghệ mình vừa xay dựng này làm sao đưa vào các kênh marketing khác hiện có của công ty ra sao.

Mình thấy rất nhiều công ty truyền thống của VN cũng đang bắt kịp trào lưu và xây dựng thêm những sản phẩm công nghệ bổ trợ cho ngành kinh doanh chính, tuy nhiên khi sản phẩm này tung ra thì nó bị lạc quẻ hoàn toàn với chiến lươc chung, cũng như không hòa nhịp vào được các hoạt động marketing hiện tại của doanh nghiệp.

Túm lại cái nữa, công việc của bạn chính là “creative problem solver” , và để làm tốt vai trò của mình trong bối cảnh các vấn đề (problem) cần được giải quyết càng lúc càng lớn lên, khó hơn và rộng ra, bạn phải tự trang bị thêm kỹ năng và kinh nghiệm, cũng như góc nhìn rộng hơn đề luôn có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

Nói chung, nếu bạn hứng thứ UX, hứng thú về phát triển sản phẩm thì nên bắt đầu bổ sung kỹ năng cho mình là vừa. Nói 2-3 năm vậy chứ nhanh lắm, khi đó nếu bạn thật sự trở thành Product Designer thì đảm bảo bạn là hàng “hot”, giống như giờ UX Designer là hàng đang rất “hot” (mặc dù chủ yếu đang là các bạn graphic designer bắt đầu học UX, nhưng dù sao vẫn là 1 tín hiệu tốt).

Dù mọi thứ phát triển ra sao thì nghề này đảm bảo không thiếu đất diễn đâu 

Link hay để đọc tiếp:

Bài gốc:

https://uxplanet.org/the-golden-age-of-ux-is-over-ac318099c5b9 
https://hackernoon.com/wtf-is-a-strategy-bcaa3fda9a31
https://growthhackers.com/posts
https://www.uxpin.com/studio/blog/bad-ux-makes-users-blame/

Bài chia sẻ trên Facebook:

#IntroFriday biến ngày thứ sáu thành hữu ích

Bài này để dịch và chia sẻ ý tưởng trong bài #IntroFriday Will Change Your Life, And Someone Else’s Too  cho mọi người vì bản thân tôi thấy đây là 1 cách hữu ích để giúp bạn phát triển “network” của bản thân.

Ý tưởng này cực kỳ đơn giản, vào ngày thứ sáu mỗi tuần, hãy dành khoảng 10 phút (tốt nhất là buổi sáng) để suy nghĩ xem trong những bạn bè/ đồng nghiệp/ mối quan hệ mình hiện có, liệu có 2 người nào chưa biết nhau nếu mà được bạn giới thiệu thì cuộc sống và công việc của họ có thể sẽ trở nên tốt đẹp và khác biệt hơn.

Hai người này có thể đang tìm kiếm chung 1 cơ hội khởi nghiệp.
Hoặc 1 người đang tìm việc và 1 người đang tuyển dụng.
Hoặc 2 người cùng quan tâm đến 1 vấn đề xã hội giống nhau
….

Và chắc chắn khi bạn dành thời gian suy nghĩ, bạn sẽ thấy được nhiều cơ hội để kết nối như vậy.

Sau đó bạn chỉ cần soạn 1 email để giới thiệu 2 người với nhau, chèn thêm link Facebook, LinkedIn vào để họ tìm hiểu thêm được về người kia. Quan trọng chính là sự giới thiệu, chia sẻ và nói rõ điểm tương đồng cũng như lý do bạn muốn giới thiệu 2 người này.

Trong trường hợp bạn không chắc là họ có muốn được giới thiệu không thì có thể hỏi trước. Nhưng tôi tin là nếu vấn đề bạn đang muốn giúp là vấn đề trăn trở với họ, chắc chắn họ sẽ rất vui khi được bạn giới thiệu thêm 1 người có thể giúp.

#introFriday

Như trong bài viết tiếng Anh ở trên, khi làm như vậy có thể bạn sẽ thay đổi cuộc sống của bạn bè mình, và hơn thế nữa, cuộc sống của bạn sẽ từ từ thay đổi. Lý do đơn giản là bạn đang sống hữu ích hơn từng ngày, và khi bạn giúp đỡ bạn bè mình theo cách đặc biệt như thế, chắc chắn không ai sẽ quên bạn đâu.

Hôm thứ sau vừa rồi, tôi đã thực hiện #IntroFriday bằng cách giới thiệu 1 bạn vào 1 công việc mà tôi thấy rất phù hợp với bạn đó. Hiện tai chưa biết kết quả thế nào, nhưng tôi tin là công việc đó không chỉ ý nghĩa với bạn đó mà cả những tác động trong tương lai mà công việc đó sẽ đem lại cho thị trường khởi nghiệp tại Việt Nam.

Vì vậy, hãy nhớ #IntroFriday và biến nó thành 1 thói quen nhé.

 

Ghi chú: #IntroFriday có dấu thăng vì đây là hashtag, có mục đích giúp lan tỏa 1 ý tưởng ra rộng rãi và tag vào để có thể gom chung vào với những người cùng chung ý tưởng.

Nguồn ảnh: http://www.amreshkumar.com/2011/02/02/being-introduced/

Chợp mắt (Power Nap) bao nhiêu là đủ

Từ ngày biết được Power Nap và tác dụng của nó, tôi cảm thấy giống như mình có nút Reset vậy. 20 phút Power Nap có thể giúp “reset” đầu óc cực kỳ hiểu quả luôn.

Đến giờ mới phát hiện ra là Nap còn chia nhỏ ra nhiều kiểu nữa và có 1 infographic cực cool giải thích vụ chợp mắt (Napping) này. (xem bài gốc tại Everything You Ever Wanted to Know About Napping )

Power Nap - chợp mắt đúng cách

 

Nap có thể chia ra:

– Nano nap (10-20s): cái này đúng kiểu chợp mắt luôn. Dạng mơ màng và giật mình dậy liền. Thường ko có tác dụng nhiều

– Micro nap (2-5phút): đủ để giảm cảm giác buồn ngủ. Cái này thường gặp cho trường hợp ngủ gục trong lớp nè.

– Mini nap (5-20 phút): giúp hồi phục sức khỏe, sự tỉnh tạo Continue reading “Chợp mắt (Power Nap) bao nhiêu là đủ”

Dành 30 phút mỗi ngày để tự học

Vài tuần trước tôi có tham khảo được bài viết này How 30 Minutes a Day Can Increase Your Intelligence. Cũng như bao nhiêu bài về Productivity từng đọc khác, tôi lướt qua xong close Tab. Tuy nhiên vài hôm sau lại gặp khái niệm này ở 1 article khác đồng thời phát hiện ra mình đang hơi thiếu động lực và cảm thấy dần ngu đi. Cho nên quyết định làm theo với hi vọng vớt vát được tí trí thông minh của mình.

Nói tóm lại đơn giản: Hãy dành 30 phút mỗi ngày để tập trung học 1 cái gì đó mà bạn thích.

Nghe thì đơn giản nhưng không dễ. Nhất là những bạn giống tôi, thường không đủ quyết tâm và động lực để làm.

Sau đó tôi phát hiện ra vài nguyên tắc để giúp cho việc này tốt hơn:

  • Nên chọn 1 cái gì đó dài hạn 1 tí. 30ph có thể đủ để bạn đọc vài article nhưng nó không đủ sâu để giúp bạn thông minh hơn.
  • Một lựa chọn là đọc sách
  • Hoặc là đăng ký học các khóa online (nói thêm ở dưới)
  • Hoặc đi học 1 lớp bên ngoài (anh văn, đàn, vẽ, …)
  • Hoặc dành thời gian để làm 1 project mà bạn ấp ủ (làm 1 app iOS chẳng hạn)

Trong bài viết thì có thêm 1 số ý khác:

  • Hãy chọn học cái gì bạn luôn rất muốn được học và biết chắc là nó sẽ giúp  mình thông minh giỏi giang hơn
  • Sau 1 thời gian (khoảng 1 tháng), hãy nhìn lại xem mình đã tiến bộ như thế nào rồi
  • Nếu bạn có hụt vài buổi thì cũng đừng nên dằn vặt quá
  • Hãy kiên nhẫn, đừng nghĩ kết quả sẽ đến tức thì.

Quay lại, tôi thấy học Online là phương pháp hiệu quả nhất. Lý do (1) thường các chương trình này đủ dài (2) mình tự do lựa chọn và thường những khóa học/môn học này thiết kế cũng rất hữu ích (3) càng lúc càng nhiều platform để lựa chọn

Nếu bạn học được tiếng Anh thì:

Còn tiếng Việt thì hiện tốt nhất là có Kyna (chưa nhiều lắm nhưng chắc sẽ bổ sung trong tương lai).

Chúc bạn may mắn và hãy chia sẻ nếu bạn làm được nhé.

 

Công cụ trực tuyến cho việc học tập và làm việc

Đây là Slideshare về Công cụ trực tuyến mà tôi đã chia sẻ với các bạn sinh viên, hiện đang là thành viên của Group Cử nhân Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! (HCM) vào ngày 4/3 trong chuỗi chương trình Trao đổi và chia sẻ của Góc cử nhân.

Quả thật hầu hết những tools trong đây cũng chỉ là những công cụ rất căn bản, nhưng việc tâm đắc nhất khi chia sẻ với các bạn cử nhân là những suy tư, những trăn trở của mình khi nhìn lại thời sinh viên trước đây. Mình cảm thấy hơi hối tiếc là chưa tận dụng hết những cơ hội mà mình có để có thể phát huy tốt hơn. Thành ra khi chia sẻ được với các bạn những kiến thức cũng như suy nghĩ của mình, thật sự cảm thấy vui vẻ và nhẹ nhõm hơn nhiều.

Link Slideshare

Dành cho những bạn không tham gia buổi chia sẻ: Continue reading “Công cụ trực tuyến cho việc học tập và làm việc”

Don’t collect, connect

Đọc bài “Don’t collect, Connect” từ blog Valeria Maltoni thấy rất tân dắc về phương châm “connect” tức thật sự kết nối với mọi người chứ không phải chỉ là đi thu thập namecard hay kết càng nhiều bạn trên mạng xã hội (Facebook, Twitter, ..) càng tốt. Đơn giản bởi vì 1 mối quan hệ chỉ thật sự có giá trị khi cả 2 bên cùng đem lại giá trị cho nhau. Continue reading “Don’t collect, connect”

7 bước để tìm sự tập trung vào viết lách

Dạo gần đây có nhiều thứ muốn viết, tuy nhiên cái tính “chần chừ”, “trì hoãn” cứ làm tôi loay hoay chẳng viết được gì nhiều cả. Rồi hôm nay vô tình đọc được 1 bài viết từ ZenHabit về 7 bước để tìm sự tập trung cho việc viết lách (The 7-step methods to find focus for writing) thấy cực kỳ hiệu quả và áp dụng ngay để viết bài này. Continue reading “7 bước để tìm sự tập trung vào viết lách”

Thiền khi chạy bộ

Chạy bộ chính là phương pháp Thiền hiệu quả nhất của tôi. Thường người ta nghĩ tới Thiền là phải ngồi tập trung tư tưởng, tĩnh tâm và trở về với hiện tại. Đối với tôi, chạy bộ cũng vậy, nó cũng giúp đem lại tâm trạng thư thái, tĩnh lặng.

Mục tiêu lớn nhất của ngồi Thiền là để ta có thể trở về với thực tại, lúc đó sẽ gạt đi những suy nghĩ lo toan thường ngày, và giúp cho bộ não của ta có những nghĩ ngơi cần thiết để nạp lại năng lượng cũng như loại bỏ được phiền muộn.

Vì thế tôi chạy bộ để đạt được hai mục đích

1. Tập trung:

Khi chạy, tôi tập trung suy nghĩ của mình vào nhịp thở, vào bước chân khi chạm đất, vào cảm giác của cơ thể cũng như cảnh vật, âm thanh và mùi vị xung quanh. Việc điều khiển bộ não tập trung như vậy, thì tôi nhận biết được những suy nghĩ khác khi nó xảy ra trong đầu mình. Đó chính là trạng thái mà tôi điều khiển được những luồng suy nghĩ khác nhau trong đầu, từ đó hạn chế những suy nghĩ lo toan, những suy nghĩ tiêu cực. Tôi ngăn những suy nghĩ lo lắng về quá khứ và tương lai, chỉ cho phép những suy nghĩ về hiện tại. Lúc này tôi sẽ có cảm giác cực kỳ sảng khoái khi cảm nhận được mình đã hoàn toàn trở về thực tại.

Thực sự để tập trung vào hiện tại thì không đơn giản, phải cần rất nhiều luyện tập cũng như tâm trí để có thề hòan tòan đưa mình vào trạng thái tập trung.

Continue reading “Thiền khi chạy bộ”

Năm ngôn ngữ của tình yêu

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao tình cảm của mình dành cho người bạn yêu thương nhất lại không được đón nhận như bạn mong đợi. Có thể người đó là cha mẹ, anh chị em, người thân và cả người yêu của bạn. Đôi lúc họ thờ ơ với cách mà bạn lo lắng cho họ, hoặc không quan tâm tới những món quà bạn đã đích thân lựa chon, hay khó chịu khi bạn muốn được ôm ấp vỗ về.

Và ngược lại cũng nhiều khi chính bạn cũng trong trạng thái đó. Ngày lễ Valentine sắp tới, bạn mong đợi 1 cái gì đó đặc biệt từ người yêu của mình nhưng kết quả lại trở nên thất vọng mặc dù bạn biết người ta rất lo lắng và cố gắng làm cho bạn vui …

Trong hai trường hợp, lý do là bởi vì trong cuộc sống nhiều khi chúng ta không nói với nhau cùng một ngôn ngữ của tình yêu, hay nói cách khác chúng ta có những cách khác nhau để biểu lộ tình thương.

Dù bạn là cha mẹ, anh chị em, bạn đời hay chỉ là người yêu thì Năm ngôn ngữ của tình yêu mà chúng ta sử dụng đều là

1. Lời nói động viên (Words of affirmation)

2. Vuốt ve âu yếm (Physcical Touch)

3. Sự quan tâm chăm sóc (Act of services)

4. Quà tặng (Receiving Gifts)

5. Thời gian gần gũi  (Quality time)

Đây là từ nghiên cứu của Tiến Sĩ Gary Chap Man trong quyển sách “The Five Love Language” thảo luận về Năm ngôn ngữ của tình yêu và cách sử dụng nó trong cuộc sống của chúng ta.

 

Nếu hiểu rõ và biết cách sử dụng đúng từng ‘ngôn ngữ’ đối với những đối tượng và hoàn cảnh khác nhau, bạn sẽ mang tới không chỉ tình cảm mà là hạnh phúc lớn lao đối với người đón nhận.

Continue reading “Năm ngôn ngữ của tình yêu”