Lý do gì cho việc Amazon mua lại Whole Food?

Amazon mua Wholefood làm gì?

Bài phân tích vô cùng sắc sảo chuyện Amazon mua Whole Food
http://buff.ly/2su5BCM

 

Bữa giờ báo chí cũng rùm beng nhiều việc Amazon bỏ 13 tỉ mua Whole Food, xong rùi giá trị tăng thêm 14 tỉ, coi như mua free hehe. Chuyện này là chuyện lớn và vô cùng thú vị đối với dân tech và retails. Mà đọc đến bài phân tích này mới hiểu bạn ấy “thâm sâu” tới mức nào.

– Rất dễ lầm tưởng e-commerce là một chiến lược của Amazon, nó chỉ là 1 tactics thôi.
– Amazon định nghĩa chính mình là “We seek to be Earth’s most customer-centric company”, bằng cách là “nhúng tay” vào mọi hoạt động kinh tế mà nó có thể chạm đến (taking a cut of all economic activity).
– Khi nhìn kỹ model của AWS (Amazon Web Services), cũng như Prime (membership) như hình ở dưới thì sẽ thấy việc mua Whole Food nó y chang như vậy.
– Mọi người nghĩ Amazon đi mua 1 công ty bán lẻ để xâm nhập thì trường “offline”, nhưng sự thật không phải vậy. Amazon đi mua 1 khách hàng “xịn” – theo từ trong bài này là First -Best Customers cho cái ecosystem của mình.

First-And-Best Customers

– Với AWS, khách hàng xịn này chính là bản thân chính là mảng Thương mại điện tử của Amazon, nhưng càng về sau này có hàng loạt rất nhiều những khách hàng Enterprise khác cũng xài AWS. Core bên trong là những web services mà AWS cung cấp, chi phí ban đầu tuy lớn, nhưng khi đạt Economic of Scale thì cực rẻ.

– Với Prime, khách hàng xin ban đầu vẫn chính là cho các nhà cung cấp cho Amazon, nhưng bây giờ, hơn 40% hàng trong Fullfillment center của Amazon đang dành cho 3rd Party Merchants hết rùi, để làm FBA (Fullfillment by Amazon). Core bên trong là những Fullfillment Center của Amazon rải khắp nơi, chi phí lớn, nhưng lại vẫn có economic of scale.

– Và với câu chuyện của Whole Foods, đây chính là First-And-Best Customers cho Amazon Groceries Services. Trong vài năm tới khi tận dụng sự tích hợp của Whole Foods vào chính chuỗi Grocery delivery của Amazon, câu chuyện như 2 bạn trên sẽ lặp lại.

Amazon mua Wholefood làm gì?

 

Câu cuối trong bài là hay nhất:

“At its core Amazon is a services provider enabled — and protected — by scale.”

Nói chung, thấy mấy bài phân tích này mới thấy mình chưa hiểu đủ sâu những vấn đề và thấy được “bài” của các ông lớn.

Source: http://buff.ly/2su5BCM

Tuyệt chiêu xài Gmail hiệu quả

Chắc hẳn bạn đã biết đến Gmail, và nhiều khả năng bạn cũng đang sử dụng Gmail như 1 tài khoản chính của mình. Vậy bạn có biết cách tận dụng hết sức mạnh của Gmail để tăng hiệu quả làm việc của mình lên tối đa chưa? Nhất là khi công việc của bạn phải xoay quanh rất nhiều về email, mỗi ngày bạn dành 3-4h đồng hồ để xử lý email? Hi vọng những chiêu dưới đây (nếu bạn chưa biết) sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá được thời gian cũng như phát huy hết sức mạnh của Gmail – hệ thống email tốt nhất thế giới!

  • Send and Archive: Khi bạn bật chế độ hiển thị nút Send and Archive trong Settings, kế bên nút Send thông thường sẽ có thể lựa chọn này. Đây là cách để bạn gởi email và đồng thời archive luôn email này. Nói chung gom 2 bước thành 1.
    Nếu bạn là người có thói quen zero-inbox và dọn dẹp email (những thói quen hữu ích để quản lý email hiệu quả), thì bạn sẽ thấy việc Send & Archive này cực kỳ tiện dụng. Giống cảm giác gởi xong là cất đi luôn, nhẹ nhõm lắm!
  • Auto Advance Email: Cũng trong settings sẽ có chế độ này để khi bạn xử lý xong 1 email, thay vì ra lại inbox thì Gmail sẽ load cái email tiếp theo để bạn tiếp tục “xử”. Khi đó bạn đỡ phải click chuột vòng vòng.
  • Canned Response: là những mẫu email bạn soạn sẵn cho những tình huống hay gặp (xác nhận cuộc hẹn, từ chối vấn đề gì đó, email thông báo cho khách hàng, …). Bạn chỉ cần mở option lúc soạn email để Chọn 1 canned response đã có hoặc lưu nội dung hiện tại thành 1 canned response.
  • Phím tắt:  có nhiều phím tắt giúp dọn dẹp hộp thư hiệu quả, ví dư như Shift + * + U sẽ select hết những email Unread, sau đó nhấn E để Archive tất cả những email vừa chọn. Đây là bước mình thường dùng để dọn 1 loạt nhưng email ko quan trọng ko cần mở ra (nhìn title là hiểu rồi).

Ah chia sẻ thêm nếu bạn mở công ty, có tên miền riêng và muốn dùng địa chỉ tenban@tencongty.com, hãy dùng Google Apps For Works nhe. Lý do bởi vì:

  • Chi phí 5$/email/tháng co vẻ đắt, nhưng nếu bạn tự setup hệ thống server thì chi phí cũng chưa hẳn là rẻ hơn
  • Email cực kỳ quan trọng với business, Google có thể đảm bảo 99.9999% thời gian email bạn hoạt động ổn. Còn server email riêng thì không. Server mà đảm bảo được thì thật ra cũng ko ..rẻ lắm.
  • Tỉ lệ email gởi ra đến được inbox cao hơn những hệ thống server ko được xác thực, hoặc tệ hơn bị những công ty khác gởi email spam nên bị blacklist làm mình bị họa lây.
  • Nhanh chóng và đỡ phải suy nghĩ. Chỉ cần đăng ký và sử dụng thôi, ko cần làm thêm gì hết.

Hi vọng bạn có thể sử dụng Gmail hiệu quả nhất.

Questolution thay vì Resolution

Mấy hôm trước mình có đọc post về Questolution trên Quora, mình thấy ý tưởng này hay và ý nghĩa nên quyết định viết lại để chia sẻ cho mọi người.

Resolution – hay tạm dịch là khẳng định quyết tâm đầu năm mới – là những lời khẳng định của bản thân, thường là ngay thềm năm mới về những thay đổi, những mục tiêu sẽ đạt được trong năm. Và 99% là những Resolution này sẽ tan theo mây khói sau vài tuần.

Cho nên bài viết trên Quora giới thiệu 1 khái niệm mới là Quest-olution thay vì Res-olution. “Questolution” có ý nghĩa như Resolution nhưng ở dạng câu hỏi (Question) thay vì câu khẳng định (Statement).

Ví dụ:

A. Năm 2014 tôi sẽ tập thể dục thường xuyên (Statement).

B. Năm 2014, làm thế nào để tôi có thể tập thể dục thường xuyên (Question)

Vậy tại sao Question lại tốt hơn Statement trong trường hợp này? Theo giải thích của bài viết cũng như nghiên cứu kèm theo thì có những lý do sau:

1. Câu hỏi sẽ “engaging” hơn

Vì nếu mình phán câu A ở trên xong thì … hết phim. Còn nếu là câu B thì nó sẽ “kích thích”, mời gọi bản thân nghĩ tiếp, đào bới sâu hơn.

Như ví dụ trên, những câu trả lời (và thậm chí những câu hỏi mới) sẽ được gợi mở ra đại loại như “Vậy có nên chạy bộ hàng ngày không?” “Đăng ký tập gym như thế nào giờ?” “Nếu mình có 1 nhóm bạn cùng tập chung thì mình sẽ có thói quen dễ hơn không?” …

Nói chung mình sẽ tự mở đường để mình suy nghĩ tiếp cho việc thay đổi tích cực muốn có trong năm mới này.

2. Câu hỏi ít “đáng sợ” hơn

Không như câu khẳng định rất chắc nịch, câu hỏi ít áp lực hơn. Thật ra, một trong những lý do có New Year Resolution là để tạo ra áp lực cho bản thân có sự thay đổi, tuy nhiên áp lực này thường không tồn tại lâu và kết quả là resolution cũng tan theo mây khói.

Do đó việc đặt ra Questolution không tạo ra những áp lực không cần thiết mà thay vào đó là mở đường cho việc hướng tới thay đổi tích cực mong muốn. Hơn nữa nó cũng giúp vạch ra từng bước để đến đích, như việc tập thể dục thường xuyên cần xuất phát bằng việc chọn môn thể thao mà mình có thể thoải mái tập hàng ngày, hàng tuần. Cũng giống như việc tạo một thói quen mới luôn cần những hành động nhỏ ban đầu.

3. Câu hỏi dễ “chia sẻ” hơn

Trong ngày 1.1 (hoặc là từ 31.12 hoặc mùng 1 Tết), thường sẽ tràn ngập những resolution trên Facebook. Nhưng những status đó bạn bè nhìn vô, ủng hộ thì like 1 cái, còn không thì dìm hàng, ném đá hoặc tâng bốc, “good luck” đủ kiểu. Hoặc đa phần sẽ bị bỏ qua vì chuyện ai nấy lo thôi.

Nhưng nếu là 1 câu hỏi mở như Questolution, thì bạn bè sẽ dễ dàng chia sẻ, giúp đỡ và ủng hộ 1 cách thực tế hơn. Như ví dụ trên được post lên Facebook thì có thể sẽ nhận được góp ý theo kiểu “Ê đi đánh cầu lông với tao không, tối 3,5,7 ở Phú Thọ nè.” hoặc “Mỗi tuần đá banh với công ty nha mày, cũng là tập luyện đó!”. Khi đó thì quyết tâm của mình nó không chỉ có mình, mà còn bạn bè người thân xung quanh và ủng hộ một cách thật sự hữu ích.

Thậm chí nếu câu hỏi bạn đặt ra hơi khó tí, việc bạn bè góp ý vào cũng sẽ mở ra thêm nhiều hướng suy nghĩ và giải pháp mới nữa. Như câu hỏi “Giờ muốn kiếm tiền gấp đôi năm ngoái thì có gì làm không ta?”, bản chất mình đặt ra vậy cũng là hơi bí đường rồi. Khi này sự trợ giúp từ bạn bè quý giá biết bao.

Nói tóm lại, dịp đầu năm mới vẫn là lý tưởng cho những sự thay đổi tích cực, những mục tiêu tốt đẹp cũng như là cơ hội để mình sống tốt hơn (ủa mà ngày nào chả được vậy). À tại Tết nhất thì có thêm tí ý nghĩa tinh thần nên tranh thủ tận dụng đi vậy.

Còn Questolutions của tui cho năm nay đó hả?

“Cách nào để thật sự hoàn thành được những việc mình đã bắt đầu từ năm ngoài?”

“Nếu có 1 sự thay đổi lớn bất ngờ xảy ra trong năm 2014, từ bây giờ cần làm gì để chuẩn bị nó?”

“Làm sao để cân bằng giữa công việc, gia đình, bạn bè và bản thân tốt hơn?”

 

Chúc mọi người tự ngẫm nghĩ được vài câu hỏi quý giá cho bản thân nhân dịp Tết Dương Lịch 1.1.2014. Còn lỡ hụt rồi thì bắt đầu cũng không muộn, có thêm 1 tháng trăn trở nữa để đến cái Tết Âm Lịch mà.

 

2014 Questolution

 

P.S: Bài viết này là câu trả lời cho một trong những Questolution của mình năm nay: “Làm sao để mình có thể viết thường xuyên và đều đặn hơn trong 2014?” dẫn đến là “Vậy làm 1 bài đầu năm lấy hên thì sao hen?”, tiếp tới “Viết cái gì giờ ta?” – “Dịch lại chắc lẹ hơn phải hok?” – “Dịch cái bài nó inspire mình để chia sẻ luôn cho mọi người phải chăng cũng là ý tưởng tốt”. Tóm lại vậy đó.

 

Bài này được đăng bên Facebook và nhiều người hưởng ứng nên kéo về đây để lưu lại

Tổng hợp kích thước hình ảnh trên các mạng xã hội

Kích thước hình ảnh facebook

Hễ ai đã làm Social Media rồi đều hiểu nổi khổ của việc làm nội dung, nhất là hình ảnh để post lên, để thay cho cover image, để làm cho ads, … Kích thước hình ảnh phù hợp để cho nội dung mình hiển thị chính xác và có kết quả luôn là vấn đề đau đầu. Cho nên khi gặp bài này Social Media Sizing Cheatsheet, đúng như trong bài đó nói là “bring a tear to your eyes” luôn, quả là mừng rơi nước mắt.

Vì vậy gửi mọi người bản tổng hợp cực kỳ chi tiết kích thước hình ảnh của tất cả các Social Network thịnh hành bây giờ: Facebook, Twitter, LinkedIn, Google Plus, … để góp phần giúp những bạn làm content quản lý và phát triển nội dung tốt nhất.

(Link Slideshare)
Hi vọng tài liệu này giúp ích được cho bạn trong hành trình làm nội dung trên mạng xã hội.

TGM và những câu chuyện

TGM Corporation Awesome Team

TGM Corporation là công ty do tôi và những người bạn từ NUS sáng lập ra vào năm 2009, và đến nay có thể nói đã có những thành công nhất định. Tất nhiên ai cũng sẽ tự hào khi kể về công ty của mình, và tôi cũng rất tự hào về TGM, về những cộng sự cũng như những bạn trẻ mà tôi đã có cơ hội làm chung trên “con tàu TGM”.

Do đó, tôi muốn share một bài viết mà có thể thay tôi nói nhiều hơn về TGM. Bài viết này của anh Trần Đăng Khoa – cũng là sáng lập viên và hiện giờ là Chủ tịch hội đồng quản trị của TGM chia sẻ. Tôi tin rằng nếu bạn chưa biết về TGM, bài viết này sẽ cho bạn 1 góc nhìn thú vị về công ty và những con người tuyệt vời này. Continue reading “TGM và những câu chuyện”

Trắc nghiệm tính cách MBTI

Bài kiểm tra phân loại tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs và con gái của bà – Isabel Briggs Myers. Cùng với sự hợp tác đắc lực của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thuỵ Sỹ, Carl G. Jung, MBTI ban đầu được tạo dựng để mọi người có thể đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp thông minh và giúp đỡ mọi người hiểu được sự khác biệt của các dạng tính cách thông thường.Việc hiểu được sự đa dạng của các dạng tính cách cá nhân khác nhau sẽ giúp mọi người nhận ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của từng người, nhờ đó trả lời được câu hỏi tại sao tất cả mọi người không ai giống ai.

Kết quả trắc nghiệm tính cách MBTI

MBTI là phương pháp dùng để phân loại tính cách con người với 4 tiêu chí:

XU HƯỚNG TỰ NHIÊN: Extraverted (Hướng ngoại) / Introverted (Hướng nội)

Đây là 2 xu hướng đối lập thể hiện xu hướng ứng xử với thế giới bên ngoài.

  • Hướng ngoại – hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật.
  • Hướng nội – hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng

Continue reading “Trắc nghiệm tính cách MBTI”