Trong 1 năm mình tiết kiệm được 200 triệu như thế nào

Mình phải nói trước là mình không sống theo kiểu quá thắt lưng buộc bụng.

Mình vẫn cafe, vẫn đi nhậu bình thường. Lương mình khoảng 3x triệu/1 tháng

Mình cũng biết là để dành được 200 triệu 1 năm ở tuổi 28 không phải là nhiều. XH có nhiều người ở tuổi mình đã mua mấy cái nhà rồi.

Nhưng nếu đặt trong bối cảnh là nếu bạn chỉ đi làm công ăn lương, thỉnh thoảng làm 1, 2 dự án freelancer. Thì mình nghĩ con số của mình cũng không quá tệ. 

Quan trọng hơn, con số này đối với mình nó giống như 1 cột mốc trưởng thành mà mình mất rất nhiều công mới đạt được. Và mình nghĩ có rất nhiều người cũng đang vật lộn với chuyển quản lý tài chính cá nhân như mình trước đây. 

Hoàn cảnh:

Mình làm văn phòng trong ngành công nghệ. Lương thì đã nói ở trên.

Mình sống ở Sài Gòn, phải thuê nhà với bạn mình mỗi tháng 5 triệu. Mình đi làm bằng xe máy cách nhà 5km và mình ăn ngoài là chính chứ không phải tự nấu ăn.

Mỗi bữa ăn của mình thường tốn 50-60k nếu ăn trưa ở công ty, và 30-40k nếu ăn sáng và tối ở gần nhà.

Một tuần mình thường đi nhậu với bạn bè 1-2 lần. Trước khi có dịch thì mình cũng hay đi du lịch trong nước. 

Mình có người yêu và bọn mình cuối tuần cũng hay đi ăn với nhau, mỗi lần hết tầm 300-500k một người. Khi thì mình trả, lúc thì cô ấy trả. 

Mình không mua sắm hay đi chơi bời quá nhiều, nhưng mình hay mua mấy món đồ công nghệ kiểu tai nghe, máy tính, điện thoại, bàn phím… mình thường mua đồ của Apple vì thật sự là nó rất tốt.

Mình bắt đầu vào quản lý tài chính cá nhân thế nào?

Ở tuổi 24 đại khái thì mình để dành được khoảng 19,5 triệu. Tức là số tiền mình có thể để không đấy, không động tới. Còn lại thì cuối tháng vẫn hết tiền. Nếu mình bị mất việc, số tiền ấy đủ cho mình xoay sở 1-2 tháng.

Sau đó thì mình do cơ duyên có đọc được 1 cuốn sách rất hay là “Tâm lý học của tiền”.

Đây là link cuốn sách ấy trên Tiki: Tâm lý học của tiền, link không phải affiliate đâu, mọi người cứ yên tâm.

Nội dung cuốn sách đó đại ý nói rằng bạn biết quản lý chi tiêu càng sớm thì đời bạn càng nhàn. Mình thấy ý tưởng đó hay với mình, cộng thêm lúc ấy cũng định nghỉ việc.

Nhưng mình không dám nghỉ ngay vì số tiền tiết kiệm của mình không sống được ở SG quá lâu. Thế nên mình càng quyết tâm muốn tập quản lý tài chính.

Quản lý tài chính cá nhân có dễ không?

Sau khi đọc cuốn kia xong, mình có học thêm 1, 2 khoá học và đọc thêm một vài quyển sách. Cho những bạn không biết thì bước đầu tiên của quản lý tài chính cá nhân thường gồm mấy bước sau:

  • Ghi chép lại những gì bạn chi tiêu
  • Phân loại chi tiêu thành các khoản mục khác nhau.
  • Đánh giá mức độ cần thiết, không cần thiết của các khoản chi tiêu ấy
  • Cố gắng loại bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết

Dĩ nhiên đó chỉ là những bước đầu. Mình tải bản trả tiền của Money Lover về và bắt tay vào công việc, quyết tâm thay đổi cuộc sống tài chính của mình.

Sau 3 tháng thì mình hoàn toàn bỏ cuộc. Money Lover la 1 app tốt, giao diện thân thiện, có nhiều tính năng thông minh.

Trừ một việc: Mình lười ghi chép chi tiêu.

Ngoài ra, mình thường không nhớ được chính xác số tiền mình đã tiêu. Thí dụ bữa trưa hôm qua là 50 hay 55k nhỉ?

Sau đó mình có thử thêm một vài app khác như ví Misa nhưng chuyện cũng không khá hơn.

Misa giúp mình chia thành các quỹ chi tiêu. Nhưng để biết mình có chi tiêu trong các quỹ ấy không, thì mình cũng phải nhập vào các chi tiêu của mình, cũng như phân loại nó

Sau 3 tháng mình bỏ cuộc sau khi đã thử qua khá nhiều các app, ghi sổ tay, dùng bảng excel, ….

Không ghi chép được chi tiêu, mình không thể theo sát được các kế hoạch chi tiêu. Dẫn đến cuối cùng thì cuối tháng mình vẫn hết tiền

Theo kinh nghiệm của mình thì lúc này là lúc người ta dễ bỏ cuộc nhất. 

Một vài người bạn mà mình rủ bỏ cuộc và nghĩ rằng sau khi lập gia đình họ sẽ kỷ luật bản thân hơn và mọi thứ sẽ khá hơn. Nhưng mình không nghĩ vậy.

Sau khi có gia đình mọi thứ sẽ bận rộn hơn nhiều so với lúc độc thân bạn lại càng lười hơn. Mình cũng không thích cái ý nghĩ là sẽ lấy vợ khi trong tay không có gì.

Các trải nghiệm trong quá khứ dạy mình rằng sẽ luôn có 1 công cụ tốt hơn. Và khi bạn tìm được công cụ phù hợp thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết được. 

Mình nhận ra 1 vấn đề là hầu hết các công cụ quản lý tài chính cá nhân đều cần đầu vào là người dùng phải chi chép chi tiêu cẩn thận. Và đó là thứ mà mình và rất nhiều người khác không làm được. 

Vậy nên mình quyết tâm đi tìm 1 công cụ mà nó không cân phải ghi chép gì cả. Sau 1 tháng nghiên cứu thì mình tìm ra 1 tính năng là Goal Save ở trong app ngân hàng số Timo. 

Goal Save hoạt động thế nào?

Bạn có thể tải app Timo để trải nghiệm tính năng Goal Save tại đây

Goal Save cũng giúp bạn chia thành các quỹ chi tiêu, hoặc quỹ cho 1 mục tiêu dài hạn nào đấy. Phần này thì giống như nhiều app khác

Nhưng cái mình đánh giá cao Goal Save nằm ở 3 khía cạnh của nó:

  • Tính tự động
  • Không cần phải ghi chép chi tiêu
  • Dễ ra quyết định

Tự động: Khi tạo danh sách quỹ thì bạn cũng cài luôn việc tự động chuyển tiền vào các quỹ này.

Thí dụ, bạn nhận lương vào mùng 5, thì bạn có thể chọn ngày chuyển tiền là ngày mùng 6. Khi đó cứ đến đúng ngày, Goal Save sẽ tự động phân chia tiền vào các quỹ cho bạn. 

Nếu bạn muốn mua 1 em Macpro vào 8 tháng nữa (giống như mình đã làm). Chỉ cần bạn để Goal Save làm công việc của nó thì đến ngày giờ ấy, bạn sẽ có đủ số tiền bạn cần

“Không cần phải ghi chép” – Timo là 1 app ngân hàng nên tiền thật sự ở trong quỹ của Goal Save.

Nếu bạn muốn tiêu trong quỹ ăn nhậu thì bạn phải rút tiền ra khỏi đó. Do đó bạn luôn biết thực sự trong mỗi quỹ của bạn còn bao nhiêu tiền

Dễ ra quyết định: Với Goal Save mình thấy mọi thứ khá trực quan.

Hôm nay la tuần thứ 2 mà mình đã tiêu hết ¾ quỹ ăn nhậu vậy thì tuần này mình nên ở nhà. Quỹ shopping của mình còn vậy thì mình có thể săn sale. 

Hiện mình có khoảng gần 10 Goal Save.

Phần nhiều trong số đó là những quỹ hàng tháng như quỹ tiền ăn, quỹ tiền đi lại, quỹ tiền nhà, quỹ tiền mua các đồ lặt vặt trong nhà và thuê giúp việc, tiền đi nhậu, tiền mua sách… 

Còn lại là những khoản chi trong tương lai như quỹ mua bảo hiểm nhân thọ, quỹ mua mấy món đồ chơi công nghệ mình thích, quỹ chuẩn bị cho việc lấy vợ, quỹ đầu tư crypto.

Hiện tỷ lệ tiết kiệm của mình đã tăng từ 10% mỗi tháng lên mức 40% mỗi tháng và vẫn có đủ tiền để chi tiêu những việc cần thiết

Bạn có thể dùng thử Timo ở đây, tính năng Goal Save nằm ngay trên trang chủ của app.

(Bạn có thể nhập mã giới thiệu của mình: MinhHoang để có 20k)

Sống theo kế hoạch chặt chẽ như vậy có dễ chịu không?

Câu trả lời là có.

Việc biết rõ mỗi quỹ mình có bao nhiêu tiền, và mình còn bao nhiêu tiền trong mỗi quỹ giúp mình có sự thanh thản trong mỗi quyết định chi tiêu

Ý nghĩ rằng mình đang kiểm soát được tình hình chi tiêu của mình khiến mình thấy rất dễ chịu

Mình có định tiết kiệm hơn nữa không?

Mình nghĩ là không.

Tỷ lệ tiết kiệm 40% là con số đã khá cao so với các bạn của mình.

Thêm nữa, mình cũng không muốn phải sống quá khổ cực. Công việc của mình khá vất vả, và mình cần được nghỉ ngơi hưởng thụ một cách tương xứng 

Mình nghĩ mình sẽ tìm cách tăng thêm thu nhập trong khi vẫn giữ nguyên tỷ lệ tiết kiệm này.

Mình đã hài lòng với việc quản lý tài chính cá nhân của mình chưa?

Câu trả lời là có và không.

Có vì giờ mình đã tiết kiệm được kha khá tiền mà vẫn mua được những thứ mình cần. 

Còn không, vì tài chính cá nhân không chỉ là về tiết kiệm tiền. Nó còn là về đầu tư cá nhân nữa. Mảng này thì mình làm chưa được tốt.

Trước đây vì tiền rất ít nên mình chỉ lựa chọn những phương án đầu tư high risk high return như là crypto. Kết quả là mình đã mất hơn một nửa số tiền mình ném vào.

Giờ thì nhờ tiết kiệm được nhiều tiền hơn, mình có nhiều tiền để đầu tư hơn.

Mình sẽ khám phá những lựa chọn khác nữa để đa dạng portfolio của mình như là cổ phiếu hay đặc biệt là chứng chỉ quỹ. 

(( cre: share lại từ post của Trần Minh Hoàng, FB ở chế độ friend only nên bạn sẽ không tìm thấy )

Công cụ quản lý tài chính (JARS)

Jars

Bài viết trích từ Trang web Kế Hoạch Cuộc Đời – trang web chia sẻ những công cụ quản lý tài chính cá nhân dễ sử dụng và hiệu quả.

Jars

 

Sau khi đăng bài Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS rất nhiều bạn đã hỏi chúng tôi rằng làm sao có thể áp dụng được phương pháp đó vì không thể mở 5 tài khoản cá nhân tại 5 ngân hàng rồi chúng ta chuyển tiền vào các tài khoản đó mỗi tháng. Nếu làm như vậy chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian thậm chí là chi phí chuyển tiền, đi lại. Vì lý do đó chúng tôi giới thiệu với các bạn một công cụ quản lý tài chính mới : quản lý tài chính cá nhân bằng JARS. Cũng như 2 công cụ lần trước, chúng sẽ giúp bạn có thể quản lý được thu nhập và chi tiêu cho từng tài khoản cụ thể theo phương pháp JARS.

Đọc tiếp

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS

Jars - quản lý tài chính cá nhân

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind), là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngăn và dài hạn về phát triên cá nhân, và được mênh danh là “trainer of trainers”

Phương pháp JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân.

Hãy hình dung khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc bất cứ nguôn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng). Số tiền đó sẽ được chia cho các hũ được dánh dấu như sau với số phần trăm tương ứng