Site icon The Ambivert Hustler

Roles – cách tối ưu hóa công việc của nhân viên

Trong một công ty luôn có những chức danh (Title) khá rõ ràng như CEO, Product Manager, Marketing Lead, … với JD (Job Description – mô tả công việc) cũng khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên điều thường hay thiếu được định nghĩa là Roles (vai trò) của từng cá nhân trong công ty đối với những mảng công việc mà họ phụ trách. Nói một cách khác, trong JD của mỗi người thường chứa những Roles khác nhau trong đó, và các Roles thường đòi hỏi cách thức làm việc cũng rất khác.

Sau đây là một vài kiểu Roles:

Ví dụ:

Bên cạnh đó, khái niệm hệ thống hay quy trình trong một công ty cần được hiểu nghĩa rộng. Có thể công ty bạn chưa có quy trình chính thức, không có nghĩa là bạn đang không có quy trình. Đơn giản là những bước bạn cần làm để thực hiện một công việc đã là 1 quy trình. Các công cụ hỗ trợ bạn thực hiện nó kể cả như Word và Excel hay email cũng đã là 1 hệ thống. Chỉ khi nghĩ như vậy bạn mới có thể cải tiến và phát triển nó, thay vì chấp nhận mọi thứ đã được an bài.

Như vậy thì Roles này giúp ích được gì?

Nếu bạn hiểu Roles này giống như những cái nón bạn đội lên khi thực hiện các tác vụ khác nhau sẽ giúp bạn đổi “mode” làm việc. Bạn không thể dùng chung 1 phong cách làm việc cho cả Builder và Operator được. Khi là Builder thì bạn phải tập trung vào xây dựng các thành phần của hệ thống hoặc các bước của quy trình để kết nối, cải tiến, và hoàn chỉnh nó. Trong khi là Operator nhiệm vụ của bạn là tập trung vào các bước đã được vạch ra để làm cho đúng, chính xác và hiệu quả nhất.

Do đó không phải JD của bạn chỉ là Executive thì bạn chỉ là Operator. Tất cả mọi người đều được nên khích lệ để làm Builder, cùng nhau xây dựng, cải tiến các hệ thống và quy trình trong công ty. Chỉ khi đó công ty mới không ngừng đổi mới và phát triển nhanh nhất có thể.

Còn bạn thì sao? bạn có thấy còn những Roles nào khác trong một công ty không?

Exit mobile version